B- Tôi cũng là dân Phú Xuyên huyện, làng tôi cạnh làng anh Lương Phúc. Xót xa với những thăng trầm của "Hà Tây tỉnh cũ" xin chép đoạn trường này:
Tỉnh Hà Tây có những bước thăng trầm sau:
1.
Tỉnh Hà Tây được thành lập
ngày 1 tháng 7 năm 1965 theo
Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 năm
1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.
2. Ngày 27
tháng 12 năm 1975 hợp
nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn
Bình.
Năm
1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan
Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai,
Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà
Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình.
3. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9
ngày 12 tháng 8 năm 1991,
tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện
Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà
Đông được trả về cho Hà Tây, tổng cộng có 2 thị xã và 12 huyện.
Khi
đó tỉnh có diện tích là 2.169 km², với dân số 2.086.926 người.
4a. Tháng 12 năm 2006 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành
phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây với diện tích tự nhiên là 4.791,7ha,
228.715 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính gồm bảy phường và tám xã.
4b. Tháng 8 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã.
4b. Tháng 8 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã.
Từ 1/8/2008 hai đơn vị này trở thành quận Hà Đông và trở lại làm Thị xã Sơn Tây.
5. Từ 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích, dân số của tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội . Hà Nội mới có 29 đơn vị quận huyện thị xã.
Nhân
sự kiện này ông Phạm Việt Long làm bài “Văn tế tỉnh Hà Tây” theo thể văn Biền
ngẫu (Biền là cặp ngựa đi sóng đôi). “Biền ngẫu” là lối đặt câu như những cặp
ngựa song song, nghĩa là gồm những câu dài ngắn như nhau, nhịp điệu tương đồng,
ý nghĩa đối nhau từng cặp.
Bài văn tế này gồm hơn bốn mươi cặp “Biền ngẫu”, nhiều cặp có thể còn chưa được chuẩn, còn chưa được chỉnh. Những câu “gối hạc” còn chưa thật sự đắt so với nhiều bài văn tế cổ. Song toàn bộ bài văn này vẫn là một áng Thiên cổ hùng văn, có giá trị về mặt nghệ thuật.
Mời các bạn đọc thêm bài "Bảo Tồn Tinh Hoa Xứ Đoài"của tác giả Mai Thục ( http://newvietart.com/index3.4390.html ).
C- Anh bạn dân Phú Thọ TNc lại có mong muốn được về Thủ đô như anh Hà Tây, nên đã làm đơn xin nhập Đền Hùng về Hà Lội từ tháng 1/2009, mà đến nay chửa thấy các cơ quan chức năng trả lời.
Xin chép lại đơn này để thấy tấm lòng tha thiết da diết của người Phú Thọ:
Đơn xin nhập Đền Hùng về Thủ đô
Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009 11:26 AM
- Các em Phú Thọ kính gửi anh chị cả Hà Nội
Tin đâu vui đến ngỡ ngàng
Hà Tây cửa ngõ chuyển sang cửa.... nhà
Giá như dướn đến ngã ba
Thậm Thình* sung sướng cửa... nhà rộng hơn
Mộ Tổ là của triệu con
Anh chị cả giữ bát hương mới là
Bao năm anh chị đi xa
Giầu sang, phú quý giỗ cha không về
Chúng em út ít nhà quê
Quanh năm cuốc mướn cầy thuê giữ mồ
Sắn khoai bữa đói bữa no
Lắm khi giỗ chạp bàn thờ trống không
Thương cho các đấng sinh thành
Con nghèo, tủi cả vong linh ông bà
Bây giờ Hà Nội nới ra
Anh ngoặc thêm tí Trung Hà- Phong Châu
Vài ngàn mét đáng gì đâu
Tiếng thơm Hà Nội qua cầu càng thơm:
“rằng anh chị cả khói hương
là đúng đạo nghĩa phúc bền dài lâu”
Nào ngờ anh ngại sông sâu
Để Thao giang cứ đỏ mầu ước mơ.
Lời quê thực dạ em thưa
Mồ cha, anh có bao giờ để tâm?
Đã Ba Vì, đã Đường Lâm
Đã Mê Linh cũ sao không Đền Hùng ?
Hẳn là anh nghĩ đất rừng
Đò giang cách trở bán không có lời.
Nhưng mà tủi lắm anh ơi
Người ta con cháu đầy vơi xum vầy
Nhà mình mang tiếng đủ đầy
Mà sao lạnh lẽo mồ thầy hả anh?
Phỉ phui câu dại, câu lành
Trẻ mỏ chi nữa mà anh ham giầu
Mẹ cha cô quạnh rừng sâu
Bốn ngàn năm vẫn âu sầu đợi anh
Ngàn tuổi anh đã trưởng thành
Xin anh nối lấy phúc lành Tổ tiên
Nghìn năm Hà Nội thăng thiên
Giỗ bố anh điện là rồng, tiên xuôi tầu.
Nôm na mách qué mấy câu
Mong anh suy tính trước sau vẹn toàn
Việt Trì ngày 2 tháng9 năm 2008
*************Thậm Thình, ngã ba rẽ vào Đền Hùng được mệnh danh là ngã ba sung sướng
*************Thậm Thình, ngã ba rẽ vào Đền Hùng được mệnh danh là ngã ba sung sướng
Chào các bạn và phóng viên Lương Phúc, em về Cầu Giẽ đây!
(Vĩnh Thuận - Nam Phong - Phú Xuyên - Hà Tây/ Hà Nội - 24/8/2013 - 21h00)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét