"Thân gửi các bạn lớp G,
Nhân Tết dương lịch 2015, chúc các bạn thêm một tuổi
"thọ", khỏe mạnh và nhiều niềm vui.
Tôi gửi các bạn một bài viết về tiếng Việt trong SGK
hiện nay (mới đăng). Hơi chuyên môn một chút, nhưng là về tiếng Việt nên với
các bạn ai cũng thấy dễ đọc.
01.01.2015
NĐDân"
Xin giới thiệu bài viết của Thầy giáo yêu quý.
Nhân dịp năm mới 2015, BBT xin chúc Thầy Cô mạnh khỏe, Thầy có nhiều bài mới để đám học sinh U70 chúng em được đọc và học thêm.
Thầy và phu nhân (Tết 2007)
____________________
Nguồn: http://www.sggp.org.vn/sggpt7/nhipsong/2014/12/369748/
Xin xem thêm: http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/1/82019/
Thầy Dân thăm nhà Nguyễn Xuân Thắng tại Ba Vì, Hà Nội
Tiếng Việt trong sách
giáo khoa
và sách giáo khoa
tiếng
Việt [1]
Nguyễn
Đức Dân
1. Gần đây, từ vụ bài thơ ‘Thương ông’ của
Tú Mỡ khi đưa vào SGK lớp 2 đã bị sửa chữa, cắt xén, người ta nêu ra hàng loạt
thơ văn của Đỗ Trung Quân, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa, Vũ Đình Minh, Nguyễn
Đức Mậu, Hoàng Phủ Ngọc Tường… cũng gặp những hiện tượng sai lệch tương tự khi
đưa vào SGK.
Chọn lựa đưa vào SGK truyện ngắn, bài thơ của tác giả
này hay tác giả khác cho phù hợp với mục đích dạy tiếng Việt ở nhà trường là thẩm quyền của người
biên soạn. Nhưng tác giả có tác phẩm được lựa chọn cũng có tác quyền mà người
tuyển chọn phải tôn trọng.
Học sinh
chẳng những cần được dạy những gì chuẩn mực về kiến thức mà còn cần mẫu mực về
tính khoa học khi dùng một văn bản. Ngay từ tiểu học các em cần được hình thành
thói quen nghiêm ngặt phân biệt nguyên tác và bản được biên tập lại. Người soạn SGK cũng cần theo đúng thao tác tối thiểu
của một người làm khoa học: a) Khi tác phẩm được đưa vào SGK thì cuối tác phẩm
cần chua tên tác giả và tác phẩm đứng trong ngoặc đơn. b) Khi cắt bớt một phần
văn bản thì phần đó được thay bằng dấu ba chấm đứng trong ngoặc đơn: (…). c)
Khi tóm lược một văn bản hay một đoạn văn, hoặc khi sửa chữa, thêm bớt câu chữ
(tức là “biên tập” lại văn bản) của
một tác giả ABC thì phần cuối đứng trong ngoặc cần ghi: (theo ABC).
Rất nhiều “sạn” trong sách giáo khoa hiện nay
Có điều,
khi biên tập lại một bài thơ người ta thường dễ phá hỏng bài thơ đó chứ không
làm nó hay hơn theo ý nghĩ chủ quan của nhà biên tập. Khi sửa lại câu thơ “Quê
hương là con diều biếc/Tuổi thơ con thả trên đồng” của
Đỗ Trung Quân thành “Quê hương là con diều biếc/Chiều
chiều con thả trên đồng” (TV1,
II), người ta đã phá hỏng tứ thơ con diều tuổi thơ thành
một điều bình thường: con diều thả chiều chiều. Khi biên tập lại câu thơ
“Trăng tròn như quả bóng/Đứa nào
đá lên trời?” (Trăng ơi từ đâu đến?)
của Trần Đăng Khoa thành “Trăng tròn như quả bóng/Bạn nào đá lên trời?”
chắc người biên tập nghĩ rằng dùng từ “bạn” sẽ hay hơn, giáo dục các em ăn nói
có “văn hóa” hơn, “lịch sự” hơn, nhưng lại quên rằng “đứa” là một từ hồn nhiên
rất thật trong những góc sân chơi trẻ em.
2.
SGK ngữ văn (NV) hiện
nay, riêng phần tiếng Việt, có nhiều mục đưa vào những kiến thức ngôn ngữ học
“hiện đại” nặng nề, tràn lan, vội vã, tựa
như muốn các em mai sau đều trở thành những
nhà ngôn ngữ học. Chẳng hạn:
Ở đầu lớp 9, các em đã phải học đến 3 bài về phương châm hội thoại của P. Grice. Sách
(NV9, I) không dẫn đích danh đây là lý thuyết lô gích hội thoại của P. Grice,
nhưng tôi khẳng định là như vậy. Grice dựa trên ý tưởng những người tham gia hội
thoại là những tất nhiên duy lý, họ tuân theo một nguyên lý chung duy nhất là nguyên lý cộng tác, thể hiện trong 9
phương châm hội thoại được nhóm lại trong 4 phạm trù của Kant là số lượng, chất lượng, quan hệ (còn gọi
là thích hợp) và cách thức. Mà SGK trình bày cũng không chuẩn. Chẳng hạn đoạn ghi nhớ về phương châm lượng như sau: “Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội
dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa”
(NV9, I, 9). Câu này đã gộp nguyên lý
cộng tác với phương châm lượng chứ không chỉ là phương châm lượng. Hơn nữa, thế
nào là “cần nói cho có nội dung”? Hay đoạn
ghi nhớ về phương châm chất: “Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình
không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực” (NV9, I, 10).
Viết vậy vừa nặng nề vừa dư thừa. Chỉ cần viết: “Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình tin là sai hay không có bằng chứng”.
Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là những phương châm hội thoại của Grice
không phải là khuôn vàng thước ngọc cho nguyên lý giao tiếp mà phải đưa vào
SGK. Chẳng thế mà từ khi Grice công bố rộng rãi lý thuyết của mình (1975) chừng
chục năm sau (1984) người ta đã phát hiện ra những điều chưa thỏa đáng trong
các phương châm này và có những lý thuyết chỉnh sửa, rút gọn các phương châm của
Grice và hình thành phái ngôn ngữ học hậu-Grice
(post-Grice) rồi Grice-mới (neo-Grice). Xin
nêu một ví dụ. Khi nói “Bác sĩ cắt vào ngón tay” thì chúng ta biết đó là ngón tay của bác sĩ. Còn “Bác sĩ tìm thấy một ngón tay” thì ngón tay đó không phải của bác sĩ. Với câu “Nó đi
vào một ngôi nhà” thì chúng ta biết ngôi
nhà đó không phải của nó, còn “tôi đi vào nhà” thì hầu như được hiểu đó là nhà
của tôi. Các phương châm hội thoại của Grice không giải thích được điều
này.
3.
Một trong những mục
tiêu quan trọng nhất của nhà trường là dạy học sinh trở thành những người biết
độc lập suy nghĩ, có năng lực tư duy phản biện, thể hiện qua kỹ năng lập luận (argumentation). Học sinh tiếp
thu và hình thành năng lực lập luận chủ yếu qua văn nghị luận.
Trong bài văn nghị luận có luận điểm, luận
cứ và lập luận.
SGK
sính dùng thuật ngữ “thao tác”. Từ thao
tác nghị luận, tới thao tác lập luận
so sánh, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận bác bỏ rồi thao tác lập luận bình luận. (!) Nhưng
thao tác là gì? “Thao tác nghị luận là những động tác được thực
hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.” (NV10, II, 134). Không có chỗ nào
trong NV10 hoặc NV các lớp trước giải
thích thế nào là “động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được
quy định trong hoạt động nghị luận”. Vậy đây là một định nghĩa không
chuẩn. Không thể dùng những điều chưa biết để định nghĩa một khái niệm. Học sinh đành phải nhớ vẹt một định nghĩa
“thao tác nghị luận” nghe có vẻ uyên
bác, hàn lâm nhưng lại rất mơ hồ này.
SGK
nêu 9 “thao tác” nghị
luận:
phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh (NV10,
II, bộ cơ bản), thêm chứng minh, giải
thích (NV10, II, bộ nâng cao, 147),
cuối cùng là lập luận bác bỏ và lập luận bình luận (NV11, bộ cơ bản).
Trong số này có những “thao tác”
không đúng.
Phân
tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh…là những phương pháp dùng trong nghiên cứu khoa học tất
nhiên cũng được dùng trong văn nghị luận. Về
cơ bản, lập luận (LL) là xuất phát
từ những tiền
đề (còn gọi là luận cứ), dựa trên những lý lẽ để đi tới kết luận. Chứng minh toán học là LL về một chân
lý. Lý
lẽ ở đây là những định lý đã biết. Lập luận là chứng minh. Khi chứng
minh phải lập luận nên không có “thao
tác” nghị luận chứng minh.Trong đời thường, dùng LL để thuyết phục, tạo niềm tin. Nói cốt sao người nghe thấy “lọt lỗ
tai” rồi tin theo là LL thành công. Thuật ngữ thao
tác LL dùng trong sách NV chính là phương
pháp LL.
Nghị
luận là dùng lý lẽ để nhận biết đúng
sai, từ đó mà đánh giá, khen chê tốt xấu.
LL
là yếu tố then chốt trong văn nghị luận. Bình luận là nhận định, bàn bạc rồi
đánh giá về một sự kiện. Đó là cũng lập luận. Có cần “thao tác” LL bình luận như (NV11, II, 71) không?
Cũng
không có “thao tác lập luận bác bỏ”
mà học sinh lớp 11 phải bỏ cả một tuần (thứ 21) để học. Thực ra chỉ cần nêu một
vài ví dụ đơn giản là học sinh hiểu thế nào là bác bỏ. Ví dụ: SGK lớp 3 có bài Dại gì mà đổi. Đại ý:
Có đứa con nghịch ngợm. Người mẹ dọa: - Mẹ sẽ đổi con lấy đứa bé ngoan. Đứa con đáp: - Mẹ không đổi
được đâu. Chẳng ai dại gì đổi đứa bé
ngoan lấy đứa con nghịch ngợm đâu (theo
TV3, I). Thế là đứa
con đã bác bỏ ý kiến người mẹ bằng một lý lẽ rất
đúng và thông minh. Khái quát là lý lẽ người ta chỉ đổi cái của mình lấy một cái tốt hơn. Để bác bỏ ý kiến A
người ta chỉ cần tìm lý lẽ cho thấy A
là sai hoặc không thể xảy ra.
Muốn nâng cao năng lực phân
tích, óc phê phán, phản biện của học sinh sinh viên, vai trò của lập luận cần đặt
lên hàng đầu trong chương trình ngữ văn.
Mà dạy
lập luận là dạy về lý lẽ.
Có muôn mặt quan hệ xã hội và quy luật tự
nhiên nên cũng có vô vàn lý lẽ về những quan hệ ấy, những
lý lẽ liên quan tới đặc điểm xã hội, văn
hóa, con người, phong tục... xuất hiện trong đời sống hàng ngày, trong diễn văn chính trị cũng
như khoa học và trong tác phẩm văn học.
Sáng
tác ra tác phẩm hay là tài năng của nhà văn. Chọn ra tác phẩm hay là công việc
của nhà soạn SGK. Còn phân tích chỉ ra những điểm hay trong tác phẩm lại là nhiệm
vụ của người thầy. Khi trình bày về văn
nghị luận, lập luận, sách NV ít chú ý tới lý lẽ.
Dạy lý lẽ cần trình bày chặt
chẽ, một cách rèn luyện tư duy lô gích cho học sinh. Có những câu tưởng như chẳng có lý lẽ gì, nhưng phân tích kỹ lại
thấy chứa đựng nhiều lý lẽ sâu xa. Chúng ta minh họa qua câu của Trần
Đăng Khoa:
Có
lần Nguyễn Khải tâm sự: “Cha Phùng Quán ghê lắm. Hồi ấy lão có tí tuổi đầu,
nghe người ta kể mà làm được cái Vượt Côn Đảo hay đến như thế.” Một ngòi
bút tầm cỡ như Nguyễn Khải mà còn bái phục Vượt Côn Đảo thì không thể xem
thường” (Chân dung và đối thoại, 270)
Nguyễn Khải khen “Phùng Quán
ghê lắm” và chứng minh bằng 2 lý lẽ về thang độ. “Có tí tuổi đầu” thể hiện lý lẽ
trẻ không bằng già về nhận thức và
kinh nghiệm sống. Còn “nghe người ta kể” cũng thể hiện lý lẽ trăm nghe không bằng một thấy”. Gộp lại,
tất phải nghĩ rằng ít tuổi và nghe kể sẽ không có tác phẩm hay được. Từ mà trỏ quan hệ nghịch nhân quả nên đã đảo hướng lập luận. Kết quả
là câu của Nguyễn Khải bộc lộ ý sau: Chỉ mới tí tuổi đầu và chỉ mới nghe
mà đã viết hay vậy, nếu trưởng thành
và trực tiếp thấy thì còn viết hay
hơn rất nhiều: cha Phùng Quán ghê lắm!
Lời bình của Trần Đăng Khoa cũng là lý lẽ theo thang
độ uy tín: Nguyễn Khải là ngòi bút tầm cỡ
trong làng văn. Ông bái phục Vượt Côn Đảo thì đại đa số những người khác trong
làng văn xếp thấp hơn ông trên thang độ cũng phải bái phục (không thể xem thường).
4. Cuối
cùng, việc chọn những bài tiêu biểu để dạy về văn nghị luận, lập luận
cũng rất quan trọng. Nên chọn
một vài diễn từ chính trị kinh điển bất hủ đưa vào SGK. Chẳng hạn, nên chọn bài
I have a dream (Tôi có một giấc mơ) của
mục sư M.L. King ngày 28.8.1963. Đây là diễn văn được giới học giả bình chọn là
đứng đầu bảng trong số 100 bài diễn văn xuất sắc nhất của thế kỷ XX[2] và sau hơn 50 năm, đến nay
chưa hề mất tính thời sự nóng bỏng: cuộc đấu tranh giải phóng người da đen, chống
nạn phân biệt chủng tộc. Bài này hội đủ các yếu tố của một diễn từ chính trị tuyệt
vời, từ khung cảnh đọc (ở tượng đài kỷ
niệm tổng thống Abraham Lincoln), cấu trúc bài, tới chủ đề thời sự nóng
bỏng trong xã hội Mỹ: tự do của người da
đen, tới nghệ thuật trình bày, nghệ thuật ngôn từ và đặc biệt là những kiểu
lập luận và chuỗi lập luận, nhiều câu trích từ Kinh Thánh, từ Tuyên ngôn giải
phóng nô lệ của A. Lincoln. Bài diễn văn mở đầu cho cuộc tuần hành
ngày 28.8.1963.
Lập luận có tầm quan trọng đặc biệt
trong chương trình ngữ văn. Lập luận cần
được dạy xuyên suốt chương trình
ngữ văn.
Đ/C:
Nguyễn
Đức Dân
118/12
Trần Quang Diệu, Q.3, TP HCM
Đt:
0919 42 02 74
Một bài viết về văn học nhưng mọi lập luận gọn gàng, khúc triết, chặt chẽ mà chính xác như giải một bài toán. Những ai chưa biết GS N.Đ Dân cần hiểu GS nguyên là giáo viên dạy Toán nhưng làm luận án TS về ngôn ngữ học ở Liên Xô (thuở ấy – tôi không muốn dùng từ “cũ” như mọi người vì nghe có vẻ kém chất lượng). Tôi vinh dự đã được là học trò của THÀY gần 50 năm trước – 1966 ở trường cấp III Xuân Đỉnh, Hà Nội.
Trả lờiXóa