Ngày cuối tháng 31-10-2013, CLB Trà Bách Thảo họp bàn về việc đi thăm bạn Thông ở Thụy Lâm - Đông Anh. Chốt kế hoạch là ngày chủ nhật 10-11 (sẽ đi Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh - Viếng Đền Sái - Thăm nhà Thông - Ăn trưa tại một nhà hàng đồng quê).
Kết thúc của CLB Trà là một chầu bia 19C Ngọc Hà bởi sự nhiệt tình của bạn Đỗ Thắng cất công từ Đông Anh sang dự sinh hoạt "chém gió" CLB Trà Bách Thảo.
Đặc biệt có 1 thành viên baby rất chăm chú theo dõi các ông bà Lớp G Xuân Đỉnh chém gió, đó là cháu Quang Huy - cháu nhà ông Thuận. Sinh nhật - đầy năm cháu đúng ngày 31/10 được ông nội cho ra Bách Thảo chụp ảnh để trưng lên "Phây".
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
SỨC KHỎE, DINH DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI (bài 3)
TRÁI SUNG CHỮA TAN SỎI MẬT
Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình,
có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...
Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình,
có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...
Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có
công dụng trị nhiều thứ bệnh.
Khi
quý vị vào trang google nhập từ TRÁI SUNG sẽ được nhiều thông tin phong phú nói
về trái sung. Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L
Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh
ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột kết và ung thư vú. Vi chất ổn định
đường huyết, ổn định huyết áp…
Đó là những thông tin trong sách báo, trên mạng
Internet, nhưng ở vùng miền Trung vùng sâu, vùng xa hẻo lánh của quê
hương tôi người ta dùng để chữa hiệu quả một chứng bệnh, đó là bệnh
SỎI MẬT
Nghe qua khó tin nhưng là việc
thật. Bởi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam chết trên cây thuốc”
là vậy.
Vào thời điểm
những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối
với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm.
Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại
huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi. Hôm đó vào khoảng xế chiều
trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3
người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái (khoảng 20
tuổi) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặt nghẽo trong vòng
tay người mẹ.
Bà già trầu cất
tiếng hỏi:
- Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội
nghiệp quá vậy?
- Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa
khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu
loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi
thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết!
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má
gầy còm của người mẹ.
Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang
nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :
- Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh
này mà mổ xẻ cái gì chứ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắt
mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu
uống dần sẽ hết bịnh.
Nghe bà già trầu nói thế người mẹ mừng
quá quên cả cám ơn, về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về
ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.
Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm,
riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.
Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về
hết, chỉ còn con gái bà còn nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày ! Bà
cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời
giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng
lát sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng
đã khuya lắm rồi.
- Dậy uống thuốc nè con.
- Ôi ! Con mệt quá…
- Ráng uống để sống với người ta đi con
ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con
gái cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc. Thấy con uống xong, là lúc
bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
………..
- Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi
dậy;
- Hả? Con nói gì ?
- Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao? Nằm
bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc ,
bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn? Vậy là nó hồi
dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
- Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn
cơm nguội ăn gì được .
- Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi.
Trời! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi
dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có
chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn. Nhìn nó
ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ
không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…
Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng
nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai
cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người
rồi về cũng sẽ chết luôn…(dân quê hay quan miệm vậy mà!)
Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe
hơn, bà nghĩ bụng: vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi
tìm hái thêm mấy rổ nữa về làm cho nó uống…
Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con
gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở
cùng làng quê tôi.
Thằng em út tôi (sinh năm 1977) vào năm 1995
làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ),
tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm (nói
xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vác mặt
về nhà.
- Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người
ta mổ?
Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống
trái sung, sợ mổ lắm”.
Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay
(tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu
mất.
Trải qua 12 năm
tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003
tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy bảo:
- Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này.
Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào. Tôi hỏi
- Sao lại phải châm chỗ này ?
- Tôi
bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó. Giờ châm cho đỡ đau thôi.
Bà còn nói –“bác
sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”.
Tôi hỏi : Vậy ai lo cho bà ?
- Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi
về tiền bạc. Nghe vậy tôi nói nửa đùa nửa thật:
- Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan
hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ?
Thật tình những lương y chúng tôi phần đông
ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí,
giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ
cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em, nay gặp
bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng. Bà ấy nói:
- Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ
thầy 10 triệu, nhưng mà…thầy chữa hết không ?
- Tôi là người lớn, là một lương y không
thể nói đùa.
Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng
miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc.
Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao
tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên
tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến
nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. Đến chừng 6 tháng sau bà đến
chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi :
- Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ?
- Khỏe !
- Vậy sỏi mật bà hết chưa? Có đi bác sĩ
mổ không ?
Bà đáp: “ À hết rồi, hết rồi thôi đâu có
đi bác sĩ chi nữa?”
Tôi hỏi: “Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh
cho tôi 10 triệu bà tính sao?”
- Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà
luôn.
Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến
chuyện đó nữa. “Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng”
là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp
làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười.
Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp,
một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều
làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng
có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà.
Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng
sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài
kinh nghiệm nhỏ.
Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi
người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ
quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt. .
Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm
(miễn phí) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với
tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như
trên.
Thuốc không phân biệt thuốc mắc hay thuốc rẻ, Thuốc nào trị lành bệnh
là thuốc hay!
Pháp Phật không phân biệt Pháp cao hay Pháp thấp, Pháp nào hạp căn cơ,
cứu cánh là Pháp đó hay!
Vì khuôn khổ có hạn, ai quan
tâm có thể xem thêm bài viết theo đường link dưới đây:
Chúc các bạn luôn khỏe.
LƯƠNG PHÚC sưu tầm.
Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013
Gặp bạn VŨ PHÚC
Sáng thứ Năm 17-10-2013, trời rét và mưa do gió mùa Đông Bắc,
lại thêm gió mạnh do chúng tôi chém gió phần phật ở công viên Bách Thảo, Câu lạc
bộ Trà Lớp G và Toán K13 ĐHTH vẫn sinh hoạt đều đặn.
(xin bấm vào giữa các ảnh để xem to và rõ hơn)
Đang chuyện trò rôm rả với trưởng đoàn Lương Phúc và 2 bạn
trong đoàn văn nghệ CCB Việt-Lào thì nhận được điện thoại của bạn Mai Đình Nội,
báo là đang ngồi ở nhà Phúc tẻo số 49 Ngô tất Tố. Bạn Nguyễn Vũ Phúc có việc
vui sum họp gia đình nên đột xuất bay về Hà nội. Chị Lê Dư Khương (lớp Yên Hòa - cựu Tham tán thương mại tại Bungari) và tôi quay về
nhà Phúc lúc chính ngọ. Sau đó có thêm bạn Hồng Nhung và Minh Tân cùng đến.
Sau khi dùng bữa trưa bún chả cho bạn Phúc thỏa mãn nỗi nhớ ẩm
thực Hà thành cùng với rượu hoa quả đặc sản đất Séc, chúng tôi uống trà hoa quả
của hãng “Pickwick” mà bạn Phúc mang từ xứ Tiệp về. Trời vẫn mưa rả rích làm lạnh
thêm, nhưng sáu người chúng tôi thì ồn
ào là chuyện. Bạn Hồng Nhung và Dư Khương ôn lại thời học cấp 1; bạn Khương - cựu
nghiên cứu sinh tiến sỹ và Phúc – cựu sinh viên bàn chuyện xứ Bungari khi học tập
bên xứ nước bạn; bạn Minh Tân và Vũ Phúc bàn luận về các thắng cảnh và đặc sản đất
Séc.
Bạn Nội và tôi tròn mắt nghe các bạn sôi nổi trò chuyện ôn lại một thời tuổi
trẻ đất nước bạn bè xã hội chủ nghĩa.
Dù rất quý bạn Vũ Phúc và ngại rời ngôi nhà 49 Ngô tất Tố ấm
cúng ra trời mưa rét, đến 14h30 chúng tôi vẫn phải chia tay với bạn Phúc. Hẹn
mươi ngày nữa sẽ lại gặp nhau đông vui hơn, ồn ào hơn và trở lại tuổi xanh hơn.
(Vĩnh Thuận – 17h 17/10 – 6h30 18/10/2013 - Mỹ Đình)
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013
ĐI ĐÓN ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TẾT 1972
(BBT- Lớp G chúng ta có 3 bạn đi bộ đội đợt tháng 1/1972 khi sắp tốt nghiệp khoa Toán - Đại học Tổng hợp HN: Mai Đình Nội, Đỗ Xuân Thắng và Nguyễn Vĩnh Thuận. Tết năm 1972 ba anh tân binh vinh dự được đi đón Đại Tướng về chúc Tết đơn vị. Xin đăng bài viết của các anh để tưởng nhớ Đại Tướng, người Anh Cả của QĐND, của bộ đội cụ Hồ).
Trong đợt tuyển quân rầm rộ nhất, ngày 10 tháng 1 năm 1972, chúng tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh các sinh
viên tân binh của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đứng chật sân trường ở Thượng
Đình chào cờ làm lễ xuất quân. Lần này có gần 30 sinh viên năm thứ tư khoa
Toán, năm cuối cùng của trường đại học, lên đường ra mặt trận. Đó là các anh
Nguyễn Hữu Báu, Trịnh Khắc Đảo, Phạm Văn Định, Đỗ Ngọc Ninh, Phạm
Bùi Phong, Lê Đình Phan, Nguyễn Tiến Phúc, Phan Mạnh Toàn, [Nguyễn Văn Tại],
Phạm Hùng, Đỗ Xuân Thành, Mai Đình Nội, Nguyễn Vĩnh Thuận, Đinh Quốc Tuấn,
Đỗ Văn Thế, Đoàn Văn Mạc, Trịnh Quang Minh,
[Trịnh Trí Thức] …(lớp Toán) và các anh Phùng Khắc Bình, Lê
Văn Bính, Nguyễn Bính, Phạm Xuân Mỹ, Phạm Đình Phùng, Nguyễn Xuân Hậu, Nguyễn Đăng Hùng, Nguyễn Kim
Hùng … (lớp Cơ) [ theo http://k13toan6872.blogspot.com/2013/09/loi-noi-sau-cua-nhom-bien-tap-nhat-ky.html ].
Rời Hà Nội, đoàn tân binh chúng tôi thuộc F338 về vùng rừng núi huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh hóa luyện quân trước khi đi B.
Gần Tết năm 1972, chúng tôi được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và
chúc Tết sư đoàn. Địa điểm đón Đại tướng cách nơi đại đội chúng tôi đóng quân hơn
30 km thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình, nơi
sư bộ đóng quân.
Chiều hôm 26 Tết, cả đại đội tôi được được lệnh báo động lúc 18h00. Nhà
bếp phát cơm cho các tiểu đội nắm cơm mang đi. Đến 10 giờ tối, toàn đại đội được
lệnh xuất phát, nhiều anh tưởng là tập luyện hành quân dã ngoại đường dài (trừ
những người ốm, bộ phận hậu cần và bộ phận trực chiến ở lại trông coi hậu cứ
đơn vị).
Đi trong đêm tối tháng chạp, lại luồn rừng mà hành quân, nên tốc độ tiến
quân bị hạn chế, cứ 5-6 km phía trên lại truyền lệnh nghỉ giải lao. Đại đội
chúng tôi hành quân đến địa điểm tập kết lúc 3h00 sáng hôm sau (27 Tết) trên đất
Ninh Bình. Các đơn vị khác ở xa hơn đại đội chúng tôi dần dần hành quân tới. Đến
9h00 ngày 27 Tết toàn bộ đội hình sư đoàn đã được triển khai. Cán bộ nói chúng
tôi nghỉ tại chỗ, chờ Đại tướng, lúc này đám tân binh chúng tôi mới được biết là sư đoàn vinh dự được đón Đại Tướng về thăm và chúc Tết. Gần trưa, khoảng mười một giờ, mười một rưỡi,
máy bay chở Đại tướng và đoàn cán bộ cấp trên tới nơi.
Sau mục chào đón và báo cáo của Tư lệnh sư đoàn, Đại tướng nói chuyện với
toàn thể anh em chúng tôi. Biết sư đoàn có nhiều tân binh là sinh viên các trường
đại học, Đại tướng căn dặn sinh viên-chiến
sĩ chúng tôi tích cực tập luyện “mồ hôi đổ nhiều trên thao trường thì sẽ bớt đổ
máu trên chiến trường”. Một sinh viên hỏi Đại tướng là Sài Gòn có xa không, Đại
tướng hỏi lại: “theo các đồng chí thì xa hay gần?”. Anh em đồng thanh nói: “gần
ạ!”. Đại tướng cười mỉm: “Thế các đồng chí muốn co lại bản đồ Việt nam à”. Toàn
thể đoàn quân cười ồ. Không khí giữa tướng lĩnh và tân binh trở nên chan hòa
thân mật.
Đại tướng còn đùa với Tham mưu trưởng Nam Long “dạo này chú bụng phệ thế,
có theo kịp chiến sĩ hành quân không?”. Thủ
trưởng Nam Long là một trong 34 chiến sĩ của đội Việt nam truyên truyền giải
phóng quân ban đầu do Đại tướng thành lập theo lệnh của Bác Hồ.
Trên đường trở lại nơi đóng quân của đơn vị, chúng tôi ôn lại lời nhắc
nhở của Đại tướng để cố gắng tập luyện nắm chắc kỹ chiến thuật vận dụng vào thực
tế chiến đấu.
Sau này, chúng tôi được phân công về các đơn vị quân binh chủng khác
nhau, nhưng đều nhớ mãi kỷ niệm được đón, gặp Đại tướng đến úy lạo chúc Tết sư
đoàn năm 1972 trên rừng núi Ninh Bình.
Ngày mai 13/10/2013 cả nước khóc thương truy điệu Đại tướng và chứng kiến
cảnh đưa tiễn vị anh hùng dân tộc về đất mẹ Quảng Bình.
Chúng tôi viết những dòng này nhớ lại kỷ niệm 41 năm về trước khi mới chập chững
bước vào quân ngũ và nhớ về giây phút được gặp vị Đại tướng anh dũng huyền thoại.
Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Người đã hóa thành “Thánh tướng của dân tộc Việt nam”!
---------------------------------------------------------------
(Vĩnh Thuận - 12/10 & Mai Đình Nội – 13/10/2013)
Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013
VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Hôm nay,
khi cả quê hương đã trải qua chục ngày đau thương vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên
Giáp – Thánh Hiền của con dân đất Việt, tôi mới viết lại những dòng này. Chưa
chắc đã ai xem vì mọi người đã bão hòa trong niềm tiếc thương vô hạn Người ANH
CẢ, hay Vị CHA GIÀ THỨ HAI của dân tộc. Nhưng rồi năm tháng qua đi, hàng triệu
tâm tư, niềm xúc cảm đã lưu lại trên Báo mạng sẽ chẳng còn hiển hiện thường
xuyên trở lại như những ngày qua, liệu có phai mờ? Tôi viết bài này, ghi lại
những gì mắt thấy tai nghe, chia sẻ lại những tâm tư xúc cảm của người khác mà
mình thấy sâu sắc nhất và ý kiến cá nhân trước mỗi sự việc xảy ra.
Tôi đã đọc
hàng trăm bài viết, hàng ngàn lời chia sẻ tâm tư cá nhân trước sự kiện Đại
Tướng qua đời mà lần nào cũng rớm lệ. Mỗi người mỗi vẻ: tiếc thương, kính phục,
tin yêu, nhớ ơn và cả xót xa nỗi dâu bể của một bậc Đại TRÍ-NHÂN-ĐƯC-DŨNG. Tôi cũng
đã hòa trong dòng người dài hàng km dự lễ viếng NGƯỜI để cảm nhận nỗi đau cũng
như tình cảm chân thật của nhân dân, cảm nhận tấm lòng hữu ái của những gia
đình quanh vùng 30 Hoàng Diệu và Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông đã
tạo mọi điều kiện tinh thần, vật chất cho dòng người vô tận từ khắp mọi miền về
kia.
Không cảm
động sao được, không rơi lệ sao được trước hình ảnh người chị một sĩ quan quân
đội 29 tuổi và cậu em trai mới 22 đang học trường quân sự trong bộ đồ đen chịu
tang đứng lặng trong đêm 12/10 liên tục thắp nến đợi chờ trên đường Hoàng Diệu.
Khi cảnh vệ thăm hỏi đã trả lời: “Đêm nay là đêm cuối cùng Đại Tướng ở Hà Nội,
chúng tôi hy vọng vong linh NGƯỜI sẽ về nhà”. Rồi tiếng nấc của một em gái – “Bác ơi, Những lá cờ đỏ sao vàng chẳng thể
tung bay trước gió mà thắt nghẹn những nút thắt màu đen...?”. Cả quyết tâm của 2 anh em lão CCB đạp xe 2 ngày 200km từ Phú
Thọ về 30 Hoàng Diệu để vào viếng Người chỉ huy anh hùng năm xưa của mình… Ai
có thể quên tiếng đàn Violin với bản "Hồn tử sĩ" réo rắt của cụ Tạ
Trí Hải - một nghệ sĩ đường phố suốt những ngày viếng Đại Tướng ở 30 Hoàng
Diệu, rồi hiện diện trên phố Tăng Bạt Hổ theo chân dòng người tới số 5 Trần
Thánh Tông. Bao nhiêu dây đàn đã thay, bao nhiêu nước mắt đã chảy như thể trong
mỗi con tim những người tới đây đều có riêng Đại Tướng của mình.Và rồi bao
người đã ngất vì quyết chờ đợi để thắp một nén nhang vĩnh biệt Đại Tướng –
Người suốt đời vun trồng cây ĐỨC, cây NHÂN nên khi đi xa - Dân hái dâng NGƯỜI
ắp đầy quả ngọt.
LP và cụ Tạ Trí Hải ở phố T.B.Hổ |
Tôi có may
mắn và vinh dự tháp tùng Đoàn CCB Việt Nam Giải phóng quân– gồm các cụ bộ đội thời kỳ 1945 do Anh hùng toàn
quốc La Văn Cầu và lão thành cách mạng Kim Sơn dẫn đầu vào viếng Đại Tướng. Dù
đã được ưu tiên lên trước 1km người, các cụ vẫn phải mất gần 3 giờ đồng hồ chờ
đợi, xếp hàng mới viếng xong.
Nghĩa-Nhân không tiền nào mua được, cho nên “0h35 ngày 13/10, dù đã hết giờ viếng Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, nhưng cánh cổng Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông bất ngờ được mở
ra vì có hàng trăm người dân khóc nức nở, tha thiết xin vào viếng Đại tướng",
và để rồi BTC Lễ viếng phải kéo tiếp thời gian đến 03 giờ
sáng 13/10.
Đức Nhân văn và bình dị của Đại Tướng
còn thấm đẫm ngay gia đình NGƯỜI, qua lời ông Võ Điện Biên đã thay mặt gia đình
từ tạ: “Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết
rằng mọi lời ca ngợi đối với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các
thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và đóng
góp bằng tâm trí và máu xương trong hai cuộc kháng chiến vừa qua… Xin
phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của tất
cả anh hùng liệt sĩ từ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này, luôn
luôn đồng hành cùng Đại tướng trong cuộc trường chinh và cho đến phút cuối
cùng.”
Xe chở linh cữu Đại Tướng đi qua Cột Cờ.
Chào nhé -Thăng Long ngàn năm.
(ảnh lấy từ VNExpress)
Tiễn NGƯỜI về quê hương mà nhòa lệ.
(ảnh lấy từ VNExpress)
Chúng con xin cầu nguyện cho NGƯỜI.
cụ Tài, 68 tuổi, p.Trần Hưng Đạo, Hà Nội
(ảnh lấy từ VNExpress)
Triệu lời tiếc thương,
Triệu lòng thành kính,
Nối vòng tay lớn,
Nâng tiễn biệt NGƯỜI!
Về nơi Đất Mẹ,
An giấc ngàn đời...
(ảnh lấy từ VNExpress)
Một dòng
sông người dài 50 km từ Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông chảy qua Nhà Hát Lớn,
Cột Cờ, Nhà 30 Hoàng Diệu, Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác Hồ… - những Địa chỉ
Đỏ gắn liền với cuộc đời oai hùng của Đại Tướng, vắt dài suốt đường Phạm Văn
Đồng lên sân bay Nội Bài đã thay mặt Thủ đô Hà Nội cùng cả nước êm ái tiễn đưa
NGƯỜI về an nghỉ ở quê hương Quảng Bình. Những trẻ em đầy nước mắt, ngững hàng
người quỳ lạy, cụ già lần tràng hạt, nữ cảnh sát giao thông nhòe lệ chào tiễn
linh xa… Cả Hà Nội kết bên nhau, hòa chung nỗi đau VĨNH BIỆT NGƯỜI!
Những bài
viết nhỏ lẻ dưới đây của tôi đã đăng rải rác trên một số báo mạng các ngày vừa
qua, xin gửi tới các bạn.
ĐẠI TRÍ-DŨNG-NHÂN
ĐẠI Trí, Dũng, Nhân khai
lập quốc,
TƯỚNG tài kiệt xuất - BÁC yêu tin,
VÕ nghiệp từ Đội Tuyên
truyền,
NGUYÊN nhung lĩnh ấn trận tiền xông pha,
GIÁP công chắc - Điện Biên lừng lẫy!
ANH hùng thay -
thần tốc Bảy Nhăm!
HÙNG thiêng sông núi kết thành,
DÂN yêu, quân
phục, vang danh toàn cầu...
TỘC Tiên Rồng - Thánh hiền đã khuất,
VIỆT Nam ơi – nén lại nỗi đau,
NAM phương mạnh bước ngẩng đầu,
TA cùng xiết chặt
tay nhau tiễn NGƯỜI!
Hà
Nội 11/10/2013
NẶNG NGHĨA – TRỌN TÌNH
Ngay từ năm 1925, người thiếu
niên Võ Nguyên Giáp đã tham gia vào phong trào học sinh ở Trường Quốc
học Huế. Cả cuộc đời sau đó, vị Tướng Anh hùng vào bậc nhất của
dân tộc luôn hết mình chiến đấu cho Độc lập, Tự do, Hạnh phúc của nhân
dân. Đến khi về cõi Vĩnh hằng 10-2013, Người vẫn còn nặng nghĩa non
sông, chọn cho mình nơi nằm xuống để có thể làm người lính gác cho
Tổ quốc. Ôi, Tâm-Nhân xử thế của một bậc Đại Trí, Đại Đức, Đại
Dũng đó liệu ai có được và có biết không?
Non thế
kỷ chiến đấu vì Dân tộc,
Về Vĩnh
hằng – trọn nghĩa với Non sông,
Tựa
Trường Sơn, mắt canh dõi Biển Đông,
Cảnh
giới, hộ trì bão giông, giặc dữ…
Chỉ CHA,
ANH mới vì ta đến thế!
Việt Nam
ơi! Tim mãi khắc ghi ơn.
Hà
Nội 12/10/2013
TRĂM MIỀN HỘI TỤ
Trăm miền, vạn nẻo đường Nam, Bắc,
Hội về Đảo Yến, Vũng Chùa đây,
Tiễn biệt Thánh hiền Võ Nguyên Giáp,
Quê Mẹ ôm vào triệu cánh tay.
Một cánh đại bàng xuyên thế kỷ
Xin yên giấc cùng biển, trời, mây…
Ngàn năm Tổ quốc ghi công lớn,
Sống mãi lòng dân đất Việt này…
Đại Tướng - một chức hàm quân đội,
riêng ở Việt Nam đã biến thành một đại từ chỉ tên cho một người duy nhất - Võ
Nguyên Giáp - Đại Tướng của những Đại tướng, người học trò đồng thời là người
Bạn Chiến đấu xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vĩnh biệt Đại Tướng - cánh chim đại bàng dũng
mãnh đã bay về cõi Vĩnh Hằng.
Xin vĩnh biệt Người! Một người lính thế hệ gọi Người bằng Bác.
Hà
Nội 13/10/2013
TB: Khi lên khuôn bài này, tôi phải dừng đôi lần vì không thể cầm dòng lệ. Một sự ngẫu nhiên, cụ bà lần tràng hạt trong ảnh ở trên là bạn học lớp 3,4,5 của tôi.
Hà Nội, 5g36 15/10/2013. LƯƠNG PHÚC
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)