Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

THẦY ĐỊNH về XUÂN ĐỈNH

(BBT- 30/01/2013)- Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Trường PT cấp 3 Xuân Đỉnh - 13/11/2010 - Thầy ĐỊNH có 1 bài viết trong quyển Kỷ yếu của Lễ kỷ niệm này. BBT xin copy bài của Thầy từ trang Web của Trường PTTH Xuân Đỉnh để các bạn Lớp G cùng đọc.



NHỮNG NGÀY ĐẦU VỀ XUÂN ĐỈNH
Hoàng Mai Định
(Giáo viên)
Hè năm 1962, sau khi kết thúc đợt đi thực tế tại Nông trường Cửu Long (Lương Sơn, Hòa Bình), tôi trở về trường Đại học Sư phạm và nhận được quyết định phân công công tác tại Hà Nội. Tại Sở Giáo dục Hà Nội, cầm tờ giấy giới thiệu về trường cấp III Xuân Đỉnh, tôi hết sức bỡ ngỡ vì cái tên trường nghe lạ quá. Hỏi ra mới biết, đó là một trường mới thành lập được 2 năm, ở ngoại thành, phía tây bắc thành phố. Thế là tôi khoác ba lô, hỏi thăm đường đến nơi nhận công tác.
Từ nhà, tôi ra chợ Đồng Xuân rồi đi tàu điện lên Bưởi. Từ Bưởi đi bộ khoảng 4 cây số nữa mới tới trường. Tuy trường ở cách trung tâm thành phố không xa nhưng con đường tới đó rất vắng vẻ, lại có phần heo hút. Trên đường Thụy Khuê, nhất là từ Tam Đa về Bưởi, cây cối bên đường mọc xòe ra, quét vào thân tàu điện soàn soạt. Chợ Bưởi tuy được xây khá đẹp và kiên cố với những dãy quán mái bê tông nằm nép mình dưới những cây đề cổ thụ nhưng vẫn mang dáng dấp chợ quê, chỉ đông vào ngày phiên. Từ Bưởi đi lên Trích Sài, Bái Ân, hai bên đường rợp bóng những cây bàng già nua, không biết đã bao nhiêu năm tuổi. Đi ngược lên nữa, không gian mở ra, bên phải là Hồ Tây mênh mông, bên trái là cánh đồng Xuân Tảo Sở bát ngát. Cảnh tượng ấy làm tôi phấn chấn, rảo bước nhanh hơn tìm đến trường.
Hỏi thăm đến đúng trường rồi mà tôi còn ngỡ ngàng. Đường vào trường, một bên là trường cấp II, vốn được xây dựng từ lâu, ngăn cách bởi một con mương nhỏ, một bên là 2 cái ao to liền nhau. Con đường rải đất lổn nhổn gạch vỡ, chỗ cao, chỗ trũng, xâm xấp nước từ ao sang mương. Trường hồi đó chỉ có 2 dãy nhà ngói đối diện nhau, mỗi dãy có 5 phòng học. Giữa hai dãy nhà là một sân đất rộng, cũng chẳng lấy gì làm phẳng phiu, mà hôm tôi đến, cỏ mọc um tùm sau mấy tháng hè không có học sinh đến học. Trên nền cỏ ấy, nhô lên những hàng cây xà cừ còn mới trồng. Trong mười phòng học, một phòng được ngăn làm đôi, nửa này được dùng làm phòng hội đồng, nửa kia là văn phòng, một phòng nữa được gọi là phòng thí nghiệm nhưng thực ra là một phòng để đồ dùng dạy học chung cho tất cả các bộ môn.

(Hai nhà giáo gắn bó cả cuộc đời trồng người với mái trường Xuân Đỉnh)

Trường không có khu tập thể cho giáo viên. Trừ các bác đứng tuổi như bác Ứng, bác Đỗ Hải… đã có gia đình riêng, hằng ngày đạp xe đi về thì còn lại đều ở nhờ trong nhà dân. Hôm tôi đến nhận công tác, nhà trường chưa kịp liên hệ được chỗ ở nên tối hôm đó, tôi tạm ngủ chung với hai anh Phạm Tạo và Triệu Hải trong căn buồng nhỏ nhà ông Quỳnh ngay phía trước trường. Hôm sau, có thêm Lê Tất Tôn, Phạm Văn Thư đến nhận công tác, nhà trường đã mượn cho ba chúng tôi một ngôi nhà nhỏ lợp rạ, vách đất của bà Tơ trong xóm.
Trường lúc đó cũng chưa có bếp ăn tập thể riêng mà vẫn ăn chung bếp với anh em giáo viên cấp II. Hàng bữa, bác Mọc và chị Út cấp dưỡng chia cho anh em chúng tôi mỗi người một suất ăn riêng để cho tiện, không phải chờ đợi nhau. Hồi đó, có lẽ chỉ có anh Nham, anh Huê có bộ cặp lồng bằng sắt tráng men Trung Quốc là nghiêm chỉnh, còn chúng tôi thì tiện gì dùng lấy. Vào buổi chiều, cánh giáo viên thanh niên thường rủ nhau cùng đi ăn. Từng người mang suất ăn của mình ra bãi cỏ “vườn địa lí” phía sau trường cấp II, vừa ăn, vừa tán đủ mọi chuyện trên đời.
Năm học 1962 – 1963, trường có 8 lớp: 2 lớp 10, 3 lớp 9 từ năm trước lên và 3 lớp 8 mới tuyển thêm. Ba anh em chúng tôi Định, Tôn, Thư, mỗi người được giao làm chủ nhiệm một lớp 8 mới. Đội ngũ giáo viên có khoảng hai chục người, hầu hết là thanh niên, trong đó, chỉ có một nữ là chị Nga dạy môn Sinh vật. Có hai tổ chuyên môn: tổ Xã hội do bác Ứng là tổ trưởng; tổ Tự nhiên do anh Mai làm tổ trưởng. Một năm học mới bắt đầu và đối với tôi cũng là khởi đầu cho sự gắn bó suốt đời với nghề dạy học, với trường cấp III Xuân Đỉnh và với vùng quê Xuân Đỉnh thân yêu.
Thấm thoát đã nửa thế kỉ trôi qua, cơ ngơi nhà trường giờ đây đã bề thế, to đẹp hơn trước bội phần. Với tôi, kí ức những ngày đầu về Xuân Đỉnh mãi mãi không bao giờ phai.
H.M.Đ




Trang Web của Trường PTTH Xuân Đỉnh:



Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Nhà thơ TRẦN VÀNG SAO

Báo Văn Nghệ Công an - 8:00, 22/01/2013
http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/tulieuvanhoa/2013/1/57725.cand


Có một đất nước của Trần Vàng Sao

Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của "Bài thơ của một người yêu nước mình", mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân. Với một quan niệm nghệ thuật thấm đẫm những ưu tư của đời sống và tư duy nghệ thuật dường như lúc nào cũng "trục trặc" như chính cuộc sống của người sinh ra nó, đã tạo cho thế giới nghệ thuật của anh, những đặc điểm riêng.


Nhà thơ Trần Vàng Sao. Ảnh: Huỳnh Lê Nhật Tấn

1. Có khá nhiều thơ viết về đất nước và phải thừa nhận là có nhiều bài hay, trong đó có những bài đã trở nên cổ điển, khá phổ biến như "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi hoặc chương "Đất nước" trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm. Nhưng Trần Vàng Sao có một đất nước của riêng anh. Hình tượng đất nước trong thơ Trần Vàng Sao không thấm đẫm chất sử thi như "Nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về" (Nguyễn Đình Thi) và cũng không quyện chặt chất văn hóa dân gian và lịch sử như "Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn (...) Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm (...) Đất là nơi Chim về/ Nước là nơi Rồng ở" (Nguyễn Khoa Điềm), mà đất nước trong cái ngước nhìn của Trần Vàng Sao là những gì gần gũi, cụ thể diễn hằng ngày trong đời sống, là gió sớm mai, nắng trưa gay gắt, là mưa chiều nặng hạt, là tiếng chim kêu, tiếng chó sủa, tiếng la mắng con của người hàng xóm, là nỗi nhọc nhằn của mẹ của cha, là "tôi yêu mẹ tôi áo rách/ chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu (...)/ mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng/ thương tôi nên ở góa nuôi tôi".
Thật khó tìm thấy những triết lý cao siêu, những tri thức văn hóa lịch sử đôi khi làm ta không nhớ hết, mà thơ anh là hơi thở thân thương của cuộc sống những người lao khổ, chưa đủ cơm no áo ấm, của những "căn nhà dột phên không ngăn nổi gió/ vẫn yêu nhau trong từng hơi thở/ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài". Tôi không biết trong các giáo trình văn hóa Việt Nam họ dạy những gì, nhưng tôi nghĩ văn hóa Việt không cao siêu trừu tượng, mà hết sức gần gũi, cụ thể, đó chính là văn hóa đời sống thể hiện trong quan hệ hằng ngày, thực chất là văn hóa ứng xử. Và, vì vậy, có thể nói, thơ Trần Vàng Sao đầy ắp những vỉa tầng văn hóa Việt/ văn hóa nhân bản và chính vì được hấp thụ những giá trị văn hóa trầm tích lâu đời ấy, mà ta ngẩng cao đầu để sống nên người:

tôi yêu đất nước này như thếnhư yêu cây cỏ trong vườnnhư yêu mẹ tôi chịu khó chịu thươngnuôi tôi thành người hôm nay
Chỉ trong một bài thơ, anh nhắc đi nhắc lại hơn mười lần cái mệnh đề "tôi yêu đất nước này..." như một điệp khúc, trước khi gọi tên đất nước xót xa, cay đắng, áo rách, rau cháo, lầm than, khôn nguôi... nhưng vẫn bắt nguồn từ căn nhà của mẹ, tấm áo vá của cha, từ vóc dáng người em kẹp tóc thuở học trò, và nhờ những khung cảnh thân thương ấy nuôi lớn thành người:
tôi yêu đất nước này chân thậtnhư yêu căn nhà nhỏ có mẹ tôinhư yêu em nụ hôn ngọt trên môivà yêu tôi đã biết làm người
(Bài thơ của một người yêu nước mình)
2. Thực chất, từ trong cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc, đã hình thành nên đẳng thức: nước là của dân, dân là của nước. Nên đất nước là của nhân dân và nhân dân của thơ anh là những người cần lao cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, những mẹ già, những em bé, người thợ thổi chai, thằng hề, người kéo màn... Chỉ qua những tiêu đề của các bài thơ cũng có thể nhận ra đối tượng trữ tình mà thơ anh hướng đến là những con người thuộc tầng lớp dưới, những con người nghèo khổ, bé mọn. Nhân dân của anh còn có những người đã khuất bởi chiến tranh, là bộ phận chi phối như một nỗi ám ảnh nặng nề trong tâm tưởng cả đời anh, đến nay đã vào tuổi ngoài bảy mươi, anh dành hẳn một bài thơ dài có vóc dáng một trường ca thảng thốt kêu lên như một nhà ngoại cảm "Gọi tìm xác đồng đội" (NXB Hội Nhà văn, 2012). Không phải bây giờ anh mới quan tâm đến "loại" nhân dân này, mà đã từng lướt qua "thập loại chúng sanh" trong bài "Văn bia", hoặc đã từng dựng tượng đài "Tổ quốc ghi công" trong bài "đồng chí" với niềm hạnh nguyện lặp đi lặp lại như một điệp khúc "mi chết thật rồi sao", một câu hỏi không có lời đáp lại, như hỏi trời hỏi đất, hỏi quá khứ, hỏi tương lai, hỏi tai ương chiến tranh hay hỏi chính tâm can mình thành một lời khẳng định: "mi đã chết thật rồi/ như Nguyễn Thiết Lê Minh Trường Phạm Bá Thuận Chế Công Việt Trần Văn Nam Nguyễn Thị Nga...". Câu thơ liệt kê tên các liệt sĩ dài đến hụt hơi, nhưng vẫn chưa đủ tên tuổi những đồng đội đã hy sinh, anh phải dành hơn ba mươi trang sách khổ lớn (21x29,7cm) để "Gọi tìm xác đồng đội".
Đúng như nhan đề của tác phẩm, mỗi đoạn, mỗi trang như một bản tin nhắn tìm đồng đội trên đài truyền hình, với tên tuổi, địa chỉ, quê quán, nơi hy sinh, trường hợp hy sinh, địa chỉ người thân... cụ thể đến mức có thể căn cứ vào đó mà xác minh liệt sĩ. Mỗi người có mỗi hoàn cảnh cuộc đời, hoàn cảnh hy sinh khác nhau. Những gì còn lại sau khi ngã xuống cũng khác nhau, người được công nhận liệt sĩ, người không. Có người được công nhận liệt sĩ nhưng bằng "Tổ quốc ghi công" không có người nhận phải treo ở trụ sở chính quyền địa phương. Hóa ra sự chết cũng phong phú không kém gì sự sống. Số lượng đông đảo hơn là "bản tin" tìm kiếm của người thân, những người mẹ, người cha, người vợ, người cậu, dì, cô, chú bác, anh, chị em và cả bạn bè đồng đội, những người còn lại sau chiến tranh, đau đớn đến quặn lòng gọi tìm đồng đội. Cả một tập thơ dài là một nỗi đau triền miên, là bản tổng kết về sự hy sinh mất mát của cả một thế hệ trong lịch sử dân tộc. Ai bảo chết là hết đâu? Nó vĩnh cửu với người đã chết nhưng vẫn còn sống mãi trong lòng của người đang sống. Do vậy, tập thơ không khỏi gây cảm xúc nặng nề, bởi nó được viết ra bằng máu và nước mắt của một người trong cuộc. Dường như anh không làm thơ, mà thể hiện tâm can của mình thành một lời tưởng niệm, một món nợ với những người đã khuất, mà người còn sống như anh phải trả, phải nhắc cho mọi người phải khắc ghi. Có thể nói, chưa có tác phẩm thơ nào trình bày một cách cụ thể và đông đảo nhiều trường hợp hy sinh như tác phẩm của Trần Vàng Sao. Đọc anh, càng suy ngẫm, càng thấm thía và quý trọng cái giá trị của cuộc sống độc lập, tự do hiện nay mà chúng ta đang có.
3. Một quan niệm nghệ thuật đòi hỏi phải thể hiện bằng một thi pháp tương ứng. Thơ Trần Vàng Sao thể hiện một quan niệm về đất nước và nhân dân đã đi qua một cuộc chiến tranh với tất cả sự dữ dội, tàn khốc, trần trụi đến mức tàn nhẫn với bao nhiêu người đã chôn vùi sự sống và tuổi thanh xuân của mình trong đó, nhưng không phải để bi quan mà luôn có cái nhìn ấm áp ở tương lai. Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc thơ anh là vào cuối bài thường dùng những câu đồng cảm "vật ngã tương giao" với thiên nhiên, với thời tiết để soi rọi niềm tin vào sức sống của con người. Khi thì anh tiên đoán "đến chiều trời sẽ mưa dông rất mát" (bài "Tôi được ăn thịt"), khi thì buồn lòng "trời vẫn không mưa cho được mát" (bài "Khoảng trống ngoài sân khấu"), hoặc "trời mưa hoài không tạnh" (bài "Sự tích hòn bi của tôi"). Đặc điểm này lặp đi lặp lại ở nhiều bài thơ của anh (các bài "Nhớ Ức Trai", "Đưa vợ đi đẻ", "Buổi trưa giữa đường tôi núp mưa", "Lục bát"…). Ngay cả bài "Hai mươi mốt muôn năm", in cuối bài thơ dài "Gọi tìm xác đồng đội" như một lời vĩ thanh, cuối bài anh tả: "đêm mưa không hết/ có tiếng chẻ củi ở nhà bên cạnh", hoặc ngay trong bài "Gọi tìm xác đồng đội", bên cạnh những dòng tin nhắn, những cái chết không toàn thây, không tìm thấy xác, anh vẫn dừng lại với bức tranh lãng mạn về những buổi sớm mai:
những buổi sớm mainhững buổi sớm mai thơm mùi lúatôi đi qua những cánh đồng đất mới cuốc lậthai bên đường bông cỏ vừa nởchim hót trong gió mátvà sương cũng mờ trong cây bên kia đườngem làm gì mà ngơ ngác như không thấy tôinhững buổi sớm mainhư thơ tôisớm maimặt trời mọcnhư thơ tôi ở với trời đất ở với anh em bạn bè tôi người sống người chếtthơ tôi là đời tôi là tôi đây
Tuổi Tân Tị (1941) của anh nhiều người thành đạt, có đến gần ba mươi tác giả cùng tuổi với anh hanh thông trong cuộc đời và sự nghiệp. Riêng anh, cuộc đời và thơ dường như không mấy suôn sẻ. Nó như câu thơ của anh lúc nào cũng "trục trặc", không vần không điệu, không trau chuốt về câu chữ, câu dài câu ngắn (có câu chỉ một từ, có câu dài đến mấy chục từ, đọc muốn hụt hơi). Giọng điệu thơ anh như được truyền trực tiếp từ đời sống. Anh viết giản đơn như nói. Nhưng điều quan trọng hơn, trong màu xanh của cây lá, của sự sống, anh không chỉ nhìn thấy màu sắc, hình vóc mà còn nhận ra được cả những đường gân lá, để hình dung ra diện mạo một đất nước của riêng anh, đất nước của những người lao khổ/ những người ngã xuống trong chiến tranh.
Tôi yêu quý con người và thơ ca của anh, cuối bài viết nhỏ này, tôi xin thưa với anh một điều rằng: Trong cuộc hành thân đi qua cuộc đời, mỗi người có một lối sống, có một giọng nói, cũng như mỗi thi sĩ có một giọng điệu thơ ca. Anh đã ở vào tuổi xưa nay hiếm, hãy cố giữ những gì mà xưa nay anh có, nhất quán như bản chất thi sĩ của anh mà anh vẫn tự hào và tự hứa: "bây giờ cho tới cuối đời/ thì tôi vẫn cứ như tôi thế này" (Lục bát). Cuộc sống bao giờ cũng đầy rẫy những nhũng nhiễu, eo sèo, nên tôi biết cũng có khi anh nản lòng, nhụt chí, thậm chí hằn học, bực bõ. Sự bực bội, nản lòng có đôi chân rất ngắn nhưng đi mãi nó cũng đến sai lầm, dễ làm cho người khác lợi dụng, cả người tốt lẫn người xấu. Công chúng rất tinh tường. Họ luôn đứng về phía anh. Cũng chính vì họ mà lâu nay anh cầm bút
  Phạm Phú Phong

Vĩnh Thuận sưu tầm - 29-01-2013
Xem thêm:

http://binhchonthohay.com/News/Details.aspx?id=08100008

http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/tac-pham-va-du-luan/710-trn-vang-sao-va-bai-th-ca-mt-ngi-yeu-nc-minh-.html

http://www.viet-studies.info/TranVangSao_HoiKy.pdf
Có một đất nước của Trần Vàng Sao (CAND 22-1-3) -- Có ảnh TVS. Sao không thấy nói gì về Tôi bị bắt


Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

TIN BUỒN (BLL)



                              TIN BUỒN

Ban liên lạc Lớp G Xuân Đỉnh vô cùng thương tiếc báo tin:

Cụ bà Trần Thị Bào (thân sinh anh Lê Vĩnh Thọ), sinh ngày 5-01-1928, vừa từ trần ngày 23-01-2013.

Tang lễ được tổ chức từ 9h00 đến 11h00 ngày Chủ nhật 27 tháng 01 năm 2013 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn, số 46 đường Thanh Nhàn, Hà Nội.


Xin chân thành chia buồn với anh Thọ cùng tang quyến.


BLL Lớp G XĐ

Đại diện Lớp G do chị Nguyễn Thị Ngọc dẫn đầu đã đến viếng và chia buồn cùng gia đình anh Lê Vĩnh Thọ.
(Chị Ngọc, anh Ng. Quý Phương, anh Phạm Hữu Quỳ, anh Hồ Quang Minh, anh Phú, anh Tường, anh Thuận) 

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

ẢNH và KỶ NIỆM về anh TOÀN

Dự tang lễ cụ bà Ông Thị Khải Quang thọ 92 tuổi- mẹ vợ (*) của anh Võ Quý Toàn  mà các ký ức về anh Toàn cứ ùa về. Tôi cùng anh Lân, Điều và Tường nhớ lại những kỷ niệm về Anh. Anh Toàn từ Tiệp khắc về học K16 vật lý Đại học tổng hợp HN, và lấy cô Mai ở lớp K16 vật lý này.


Những dịp Hội lớp, gặp mặt, anh Toàn rất nhiệt tình chụp ảnh và in rồi gửi tặng các anh chị em lớp G, vì hồi đó chưa phổ biến máy ảnh số như bây giờ.

Chăm chỉ luyện thể thao, đá bóng giỏi, sau này còn đưa Lâm đi luyện cầu lông cho tăng sức khỏe.... Khóa K16 toán cơ Đại học Tổng hợp vẫn còn nhớ về cầu thủ siêu việt Võ QuýToàn "lớp Lý thực sự mạnh với những cầu thủ xuất sắc: Triệu, Minh và  sau này còn có Toàn, từ Tiệp về. Triệu đá như làm xiếc, Minh thì nhanh và lắt léo còn Toàn mới siêu đẳng, nó có phong cách đá sân lớn, xử lý thông minh." (xin xem bài của trang Web K16toanco: http://k16toanco.info/node/115 .).

Là người cha tốt, người chồng chỉn chu, một cán bộ đầy triển vọng của cơ quan, anh ra đi sớm khi mới hưởng dương 53. Thế mà đã chục năm rồi.

Hai bức ảnh sau có hình ảnh anh Toàn. Một bức chụp năm 1990 khi nhóm Đông Anh mời anh chị em lớp G sang Đông Anh, ảnh chụp ở nhà Đỗ Thắng tại Liên Hà có đầy đủ 3 cặp vợ chồng xứ Đông Anh, trong ảnh vắng vợ Thông do rửa bát trong bếp (?). Đứng giữa Ngọc và cô Thanh là cô Gien - vợ Tuyên. (Cháu bé gái đứng trước bác Ngọc là cháu Trang con Thuận, sinh 1979. Đứng cạnh là cháu trai nhà Ngọc - cháu Quang. Đỗ Thắng bế cháu lớn Đài, nay đã lớn và vừa cưới vợ cuối năm 2012. Anh Toàn bế cháu Tài con thứ hai của Đỗ Thắng)



Bức sau chụp Hội lớp năm 1999 ở Hồ Tây. Tôi nghĩ đây là lần cuối anh Toàn chụp với Lớp G trước lúc đi xa. Hình như vậy, anh chị nào nhớ rõ về thời điểm đó thì sửa lại cho tôi, hoặc alô để tôi chỉnh sửa lại.



---------------------------------------------------
(*): Cụ bà Ông Thị Khải Quang cũng là nhạc mẫu của anh Phùng Quang Nhượng - giám đốc Công ty tin học SUDICO, quê Nghi Lộc - Nghệ An, học K13 toán ĐHTH với anh Nội, Đỗ Thắng, Vũ Lương, Tuyên, Triểu, Thuận và là đối tác về thiết bị tin học với anh Khắc Sơn)

(Vĩnh Thuận - Ngọc Hà - 8h00 - 24/01/2013)

TIN BUỒN (BLL)


                TIN BUỒN

Ban liên lạc Lớp G Xuân Đỉnh vô cùng thương tiếc báo tin:

Cụ bà Ông Thị Khải Quang (thân sinh chị Mai và là mẹ vợ của anh [Võ Quý Toàn] ), từ trần ngày 21-01-2013, thọ 92 tuổi.

Lễ viếng được tổ chức từ 13h30 đến 15h00 ngày 23 tháng 01 năm 2013 tại Nhà tang lễ Phùng Hưng, Hà Nội.


Xin chân thành chia buồn với chị Mai cùng tang quyến.


(BLL Lớp G Xuân Đỉnh - 22/01/2013)

-------------------------------------------------


TB:  Anh Toàn mất đã chục năm, nay nhạc mẫu từ trần, còn nhạc phụ của anh vẫn khỏe, có lẽ cụ sẽ sống thọ trên trăm tuổi.
Lớp G đã có đoàn đại biểu đến viếng cụ tại nhà tang lễ Phùng Hưng (chị Ngọc, anh Đỗ Thắng, anh Tường, anh Điều, anh Lân và anh Thuận).
(BBT - 17h30 - 23/01/2013)

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

TIẾNG VIỆT theo dòng thời gian


(Thầy Dân với lớp G Xuân Đỉnh - Hà Nội - 11/2008)

Tiếng Việt theo dòng thời gian[i]

                                                                                       Nguyễn Đức Dân
http://ngonngu.org/dong_thoi_gian.htm


1.   Có những nhà văn, nhà báo Việt Nam đầu tiên  đặc biệt coi trọng vai trò của tiếng Việt. Nguyễn Văn Vĩnh từng nói “Nước Nam ta mai sau này,  hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”. Suốt đời ông mong sao  chữ quốc ngữ có một tương tai rực rỡPhạm Quỳnh cũng có một câu bất hủ: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn.
Chúng ta đề cập tới dòng chảy tiếng Việt từ khi dùng chữ quốc ngữ viết báo. Mở đầu bằng Gia Định báo (GĐB,1865) ở Nam Bộ và Đông Dương tạp chí(ĐDTC, 1913) ,  Nam Phong tạp chí  (1917) ở  Bắc Bộ.
Tiếng nói một dân tộc luôn luôn thay đổi ở cả 3 mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, nhanh chậm, nhiều ít khác nhau tùy lúc tùy nơi. Thay đổi về ngữ âm rất chậm, hầu như không thấy. Thay đổi ngữ pháp diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn rất chậm và ít. Nhưng biến đổi từ vựng thì nhanh hơn  và  thường xuyên hơn. 
2. Chữ quốc ngữ
    Chữ quốc ngữ là một hệ chữ La Tinh viết theo cách ghi âm. Rất đơn giản và dễ  học.  Truyền bá được chữ quốc ngữ  là người Việt có cơ hội tiếp xúc  những nền văn minh Tây phương  rất quan trọng dùng chữ La Tinh.  Ngay năm đầu tiên của Đông Dương tạp chí,  năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch đăng bài thơ ngụ ngôn của  Lafontaine "Con Kiến và con Ve sầu" và nhanh chóng được đông đảo bạn đọc yêu thích.
GS Hoàng Xuân Hãn đặt ra danh từ khoa học,  nhờ đó tiếng Việt  dùng được để dạy ở trung học và đặc biệt là ở đại học. Trước đó  GĐB  gặp nhiều khó khăn khi diễn đạt các thuật ngữ khoa học: “Mạch nước nóng, nước ngũ kim”, “nước thán khí” chứ chưa gọi là  nước khoáng,  nước có gas. Thực tế cho thấy tiếng Việt có thể diễn giải chính xác  bất kỳ khái niệm nào.  Mọi ngôn ngữ đều có những hiện tượng mơ hồ, nhập nhằng. Trong  dịch máy  hiện nay, làm  mất mơ hồ, vẫn là bài toán khó khăn nhất.
Chữ viết là quy ước nên chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chính tả do con người đặt ra.  Như mọi hệ thống chữ viết khác, không tránh khỏi một số bất hợp lý trong chữ quốc ngữ. Cho nên, đôi lúc đó đây lại có những đề nghị “cải tiến” chữ quốc ngữ và chính tả.
          Về chính tả, khi viết tên riêng nước ngoài thì phiên âm hay giữ nguyên dạng. Khuynh hướng để nguyên dạng  có ngay từ GĐB,  ngày càng được nhiều người dùng. Từng có người dùng chữ thay cho d~ và gi~;  thay cho ph~…Từng có thời, có báo dùng  gạch nối ở từ ghép. Sau thấy tốn giấy, tốn công sắp chữ nên bỏ. Cũng có báo thử  viết liền. Viết liền lại tạo ra những mơ hồ tiềm năng. Phụ âm cuối của tiếng này có thể thành phụ âm đầu của tiếng liền sau. Biết hiểu quỳnhanh quỳnh anh  hay quỳ nhanh, còn cưngơi  là cư ngơi hay cưng ơi?
Chữ quốc ngữ uyển chuyển. Từ nhu cầu thực tiễn chúng ta đã thêm các ký tự  F, J, W, Z  vào bộ chữ cái để viết các từ ngoại lai và không gặp trở ngại gì. Có điều không cần những văn bản “pháp quy” đưa 4 ký tự trên vào bảng chữ cái chữ quốc ngữ.
Không ai lường trước các khả năng có thể, nên luôn luôn  xảy ra những ngoại lệ chính tả vượt  khỏi cái lô gích thông thường. Chẳng có lô gích nào giải thích được cách dùng các phụ âm đầu r~/d~/gi~ khi viết con dâu  nhưng lại viết con rể, trong khi viết  bờ giậu thì lại viết bờ rào. Vậy chính tả là võ đoán. Có điều một khi đưa ra những quy tắc không hợp lý thì người ta sẽ “vượt rào”. Quy định (QĐ) chính tả cho âm vị có hai cách viết i/y rơi vào trường hợp này. Ngày 30.11.1980  Bộ Giáo Dục ra QĐ: “…trường hợp các âm tiết có nguyên âm i  ở cuối thì viết thống nhất bằng i , trừ uy…”  
     QĐ trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ  trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp,  trong đó có sự   cân đối về độ cao giữa các con chữ khi viết.
Cân đối nghĩa là ghép  những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng  i:  Ví dụ:  viết  vi phạm, vì vậy, vị trí,  si mê,  mị dân … mà không viết vy phạm, vỳ vậy, vỵ trí, sy mêmỵ dân. 
Cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu  một ký tự có phần nhô cao lên thì ta viết  nhằm tạo ra sự hài hòa trên dưới.  Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết  lí  thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Trong GĐB và  Nông Cổ Mín Đàm (NCMĐ) đều viết như vậy: chánh lý, có lý lắm, ký tên, thơ ký,trong kỳ 15 ngày, xem kỹ
     Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: Chữ i có kích thước ngắn hơn chữ y,  tạo ra  ấn tượng là một đối tượng nhỏ Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra  ý niệm  nhỏli ti, tỉ mỉ, vi tính, chi li, chi tiết, chơi bi, sân si, lí nhí … Hình như không ai viết chơi by, tỷ mỷ; chy ly, chy tiết, vy tính…
 Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lí lẽ của nó. Mĩ là đẹp (mĩ mãn), nhưng  mọi người quen  viết  nước Mỹ, châu Mỹ.   Những biến thể chính tả như vậy gặp rất nhiều.

3.   Tiếng Việt trên báo chí thời xưa

          Báo chí xuất hiện ở Nam Bộ sớm hơn ở Bắc Bộ. Có những ngộ nhận về ngôn ngữ báo chí Nam Bộ.
Vũ Ngọc Phan, đã bình luận về NCMĐ và Đại Việt Tân Báo như sau: “là những báo chí không có tính cách văn học, chỉ đăng rặt những tin vặt, những thông cáo  của    chính phủ , những bài diễn văn của người đương thời…” (Nhà văn hiện đại, quyển nhất, nxb Vĩnh Thịnh, Hà Nội, 1951). Những tài liệu nghiên cứu  văn học sử và báo chí sau đó đã  theo  ý kiến này mà cho rằng Đông Dương tạp chí  , Nam phong tạp chí mới là  hai  tờ báo đầu tiên góp phần  xây dựng nền văn học hiện đại. Nói  vậy là bỏ qua những đóng góp của báo chí Nam Bộ trong việc hình thành một thứ phong cách ngôn ngữ văn xuôi giản dị gần với khẩu ngữ của những Lê Hoằng Mưu, Trương Duy Toản, Tân Dân Tử, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh,…nhất là của Trương Vĩnh Ký.
Huỳnh Văn Tòng  cũng viết : “Trước Đông Dương tạp chí có những tờ báo khác như Gia Định Báo , Lục Tỉnh Tân Văn …  Nhưng những tờ báo này thực ra chỉ có tính chất thông tin , văn chương còn luộm thuộm  và hết sức đơn sơ.” (HVT, 2000,123).
Trong khi ở Bắc Bộ Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương ngôn ngữ báo chí là thứ ngôn ngữ gọt giũa, văn chương  thì Trương Vĩnh Ký, ngay từ 1869 đã khuyến khích và huấn luyện “các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập” làm thông tín viên báo chí,  cung cấp bài vở cho phần  “Tạp vụ” của tờ GĐB dùng một thứ “tiếng Việt trơn tru như lời nói”, thứ ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc.
Đối tượng của GĐB là người Nam Bộ và là những người bình dân  thì ngôn ngữ cũng phải là phương ngữ Nam Bộ. Có vậy độc giả Nam Bộ mới tiếp nhận được. Viết trơn tru như lời nói theo phương ngữ Nam Bộ  thực sự trở thành  phong cách ngôn ngữ của GĐB. Có điều, phương tiện giao thông chuyên chở báo lúc đó chỉ là những “xe tờ” ngựa kéo. Mãi năm 1922 mới có xe hơi đi từ  Sài Gòn đến lục tỉnh. Bởi vậy, lúc mới ra đời, ảnh hưởng của GĐB nói riêng và báo chí Nam Bộ nói chung chưa vượt ra khỏi vùng đất Nam Bộ. Điều này cũng giải thích vì sao vai trò của ĐDTC và NPTC  được nhấn mạnh hơn.
Nếu như Nguyễn Văn Vĩnh là người có biệt tài về  dịch tiểu thuyết, ông  chịu khó tìm trong kho thành ngữ, tục ngữ của ta những câu diễn đạt ý tưởng mới của Âu Tây khiến  văn dịch của ông tưởng như những nguyên tác  tiếng Việt, thì ngôn ngữ trong GĐB cũng trơn tru như lời nói rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày kể cả ở văn dịch. Số báo ngày đầu  tháng chạp năm Tân Tỵ cách nay 130 năm, tức 20.01.1882, có  một chuyện hài hước Tên Arabe đói, như sau:
          “Có một tên Arabe kia, lạc bậy ở giữa đồng cát đói khát đà hai ngày rồi, biết mình chẳng kíp thì chầy không khỏi chết. Lúc đi qua gần một cái giếng, chợt thấy trên cát một cái bị nhỏ bằng da, nó vội vã lượm lấy cái bị ấy, tưởng là bị chà là. Lòng mầng lật đật mở ra. Mắt vừa ngó thấy đồ trong ấy thì vùng la khan lên rằng : “Thảm thay! Tinh những là ngọc mà thôi!”
Ở  bài trên, thay  vài từ ngữ của phương ngữ Nam Bộ và sửa  những lỗi chính tả về  dấu hỏi, ngã…  chúng ta sẽ có một  bài báo theo ngôn ngữ toàn dân hiện nay:
             “Có một người  Arabe lạc ở giữa đồng cát, đói khát đã hai ngày rồi, biết mình chẳng chóng thì chầy không (tránh) khỏi chết. Lúc đi qua gần một cái giếng, chợt thấy trên cát một cái bị nhỏ bằng da,  người đó vội vã lượm  cái bị ấy lên, tưởng là bị chà là. Lòng mừng lật đật mở ra. Mắt vừa nhìn thấy đồ trong ấy thì vùngkêu lên rằng: “Thảm thay! Toàn là những  ngọc mà thôi!”
          Văn dịch từ 130 năm trước của GĐB là thế đấy,  như  là ngôn ngữ  hiện nay!
Một điều trùng hợp đáng chú ý là chính chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về cách viết  báo cũng từng nhiều lần nhấn mạnh rằng cần “viết thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc.” ( Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí, tr. 191).

4. Dấu ấn  báo chí Nam Bộ

               Nhiều hiện tượng của phương ngữ Nam Bộ đã trở thành ngôn ngữ toàn dân, thậm chí đã đi vào tác phẩm văn học. Trong truyện Mẹ và con, nhà văn Hà Nội  Ma Văn Kháng cho một người  Hà Nội sau 1975 nói: ‘Chị mà dận săm-pô, quần loe, đánh phấn, tô mắt vào nữa thì… hết sảy!’ . “Hãy … rồi gọi điện thoại lên trung tâm xe buýt mắng vốn” “Bao nhiêu tiền làm ra đốt vào những xị đế.” (TT, 26/8/08). Những từ đặc Nam Bộ hết sảy, mắng vốn, xị đế đã trở thành những  từ toàn dân.
Về từ ngữ, đáng chú ý  nhất là GĐB dùng rất ít từ Hán –Việt. Có vậy giới bình dân Nam Bộ còn chưa thông thạo chữ quốc ngữ mới dễ đọc, dễ hiểu.
Về ngữ pháp và phong cách,  những câu viết trên báo cứ như là những lời kể chuyện thật tự nhiên. Không thấy những câu bị động.  Lúc đó văn viết (bút ngữ) trên báo rất gần với lời nói (khẩu ngữ).  Sự việc xảy ra thế nào  cứ  tuần tự  hiện ra trong ngôn ngữ như thế khiến câu tiếng Việt nhiều động từ, ít danh từ . Và  ít giới từ hơn hẳn so với các bản tiếng Pháp tương tự.
          Người  Nam Bộ trước đây rất sáng tạo khi nhập từ nước ngoài vào tiếng Việt.   Trong khi người  Bắc Bộ vay mượn chủ yếu theo  cách phiên âm thì người Nam Bộ thời xưa trong nhiều trường hợp đã nhận thức bản chất của sự kiện để sáng tạo ra những từ ngữ mới. Khi chiếc  xe đạp đưa vào Việt Nam, tất cả các bộ phận đều chưa có  từ để gọi, ấy thế là người miền Bắc phải mượn các từ tiếng Pháp frein,  enveloppe, chambre à air, garde-boue,… rồi phiên âm ra  tiếng Việt: phanh, lốp, săm, gác-đờ-bu (mãi sau mới chuyển thành cái chắn bùn)… Nhưng người  Nam Bộ không thế, đã dùng những từ có sẵn đặt tên cho chúng: thắng, vỏ, ruột, vè…
Báo chí Nam Bộ thời nay dẫn đầu khuynh hướng “Anh hóa” các từ vay mượn, kể cả nhiều từ vay mượn đã được phiên âm, như  album, solo,  show,  live show, stop, dancing…Trước đây  chúng ta đã từng phiên âm chúng: “-Anh ngồi đây, xem quyển an-bom này mà chờ tôi” (VTP, Số đỏ); “Vẫn múa, em tham gia hầu hết các điệu múa và nhiều tiết mục em chọn sôlô hoặc đuy-ô từng đoạn” (NDCN, 04/10/1990), “Bỗng Maika la lên: -Xì-tốp! Dừng, mình lại xem trên cây cầu này có chuyện gì mà con người bu đông như con kiến” (TT Cười, 6/1991) và
“Cái hồ ấy, khi đã thành đất phẳng,/Tôi sẽ xin dựng một trường “Cao đẳng đăng-xinh”. (Tú Mỡ, Giòng nước ngược)
Thậm chí  “Anh hóa” cả các từ vay mượn đã được Việt hóa: rất nhiều cửa hàng  ghi sale, on sale, sale off  chứ không ghi bán xôn, bán xon (PNNB, vay mượn từ tiếng Pháp solde).  Có báo  dùng “bị  shock” chứ không nói “(bị/gây) sốc” (mượn từ tiếng Pháp choc).

         5.          Tiếng Việt đang dài ra

Anh dân quân đánh vần chưa thạo chữ quốc ngữ  trong  Đôi mắt  của Nam Cao  đã nói thuộc lòng một bài 3 giai đoạn kháng chiến phòng ngự, cầm cự, tổng phản công … ‘dài đến năm trang giấy’. Những người này cứ nói ra ‘là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít, phản động, xã hội  chủ nghĩa, dân chủ với cả tân dân chủ nữa…’ (trích  Đôi mắt, 1948).  Cách nay gần 65 năm đã xuất hiện trên cửa miệng người  dân bình thường  những khái niệm cao xa  mấy ai hiểu hết ý nghĩa này. Thời đó người dân tin theo Đảng nên đã nói đúng theo đường lối, theo chỉ thị, nghị quyết. Sáu bảy thập kỷ là khoảng  thời gian tạo ra  hai thế hệ, đủ dài để hình thành những thói quen ngôn từ  nói năng đúng  giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo. Điều này dẫn tới hệ lụy là xã hội  hình thành  thói quen chấp nhận,  tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của từ ngữ, câu chữ,  khái niệm và lập luận  khi tiếp nhận  văn bản.  Vả lại, nếu ai đó có suy nghĩ độc lập, muốn phản biện, muốn bình luận  sẽ tạo ra những lời nghịch nhĩ và trở thành “người có vấn đề”.  Kết quả là người ta  lo nói năng  an toàn,  cầm giấy  phát biểu  theo những giáo điềudần dần hình thành thói quen  kết luận mà không chú ý tới lý lẽ thuyết phục.  Nhiều người nghèo đi về ngôn từ và tư duy, nhưng  vẫn cần thể hiện mình. Vậy là   sinh ra  lối nói sang trọng  với nhiều từ Hán-Việt nhưng lại không hiểu thấu đáo  và  những câu hùng hồn dài dòng rỗng nghĩa,  dư thừa. Một thói quen quan cách  nói những câu nghe rổn rảng nhưng dông dài chữ nghĩa, còn  nội dung rỗng tuếch, sẵn sàng lặp lại những điều đã biết,  đã từng nói.
Biến tướng của lối nói dư thừa là lối nói “chuẩn” nhưng không có trích dẫn, một tối kỵ với những người làm  khoa học. Trải qua nhiều cuộc học tập nghị quyết, rèn luyện lập trường quan điểm, nâng cao ý thức chính trị nên đã hình thành thói quen tư duy thụ động  và “nghệ thuật” nói năng  an toàn:  quan trọng nhất là phát biểu theo đúng quan điểm, đường lối mà không cần trích dẫn trực tiếp xuất xứ, hình thành thói quen phi khoa học là coi nhẹ việc nói có sách mách có chứng.    

6  Những bất biến: triết lý trong tiếng Việt  

Tiếng Việt thể hiện triết lý và cái hồn người Việt, qua lời nói thường ngày và qua kho tàng tục ngữ (TN) thành ngữ (ThN). Có những cách nói năng hiếm thấy ở những thứ tiếng khác và mới nghe thấy lạ, tưởng như mâu thuẫn, thiếu lô gích.
Có những dân tộc nào dùng từ nước  để chỉ lãnh thổ như  người Việt?  Nước Việt Nam  gắn với huyền sử Việt,  số con của bà Âu Cơ nửa lên núi,  nửa  xuống biển nên non nướcđất nước cũng là nước, là quốc gia.
Có những dân tộc nào dùng bụng và những bộ phận  của cái bụng  lòng, dạ, gan, ruột,…làm   biểu tượng cho phạm trù tinh thần,  biểu hiện tư duy, tâm lí, tình cảm, ý chí, sức chịu đựng?  Nghĩ bụng, ghi lòng tạc dạgan cóc tia, phổi bò, ruột để ngoài da…
Chúng ta dễ dàng giải thích được những cách nói tưởng như mâu thuẫn: Thành ngữ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” phản ánh  triết lý người Việt lấy hai cực trỏ tổng thể. Toàn bộ câu chuyện được gói trong “đầu đuôi câu chuyện”. Nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần” để nhấn mạnh phạm trù khoảng cách quan trọng hơn phạm trù họ hàng,  còn  “một giọt máu đào hơn ao nước lã” lại là phạm trù họ hàng quan trọng hơn phạm trù số lượng.
Chất vấn để bác bỏ thể hiện cách tư duy độc đáo  của người Việt. Có vậy chúng ta mới giải thích được vì sao “ớt nào chẳng cay?” là “ớt nào cũng cay”, “tôi nói điều đó bao giờ?” là “tôi chưa bao giờ  nói điều đó”, “sao không nói điều đó” là “lẽ ra nên nói điều đó”.
Có hàng loạt ẩn dụ, hoán dụ trong tiếng Việt cũng không thấy ở nhiều thứ tiếng khác.
Nhiều cách  nói có vẻ mâu thuẫn nhau chỉ là mâu thuẫn  hình thức. Về bản chất, chúng phản ánh những qui luật nào đó của tiếng Việt liên quan đến triết lý người Việt.

*
*        *

Thư gửi Ban biên tập Tia Sáng

                                                            Thph HCM, ngày 08.3.2012

Kính gửi Ban biên tập tạp chí Tia sáng
Trước hết, xin cảm ơn Ban biên tập đã dùng bài của tôi.

Sau đây tôi có vài lời về cách biên tập lại tiêu đề bài viết của tôi. Bài tôi gửi có tiêu đề “Tiếng  Việt theo dòng thời gian”. Tít này được Tia Sáng sửa lại là: "Nhìn lại một chặng đường phát triển chữ Quốc ngữ".

Sửa như vậy mắc hai lỗi cơ bản:

1)     Bài tôi viết về tiếng  Việt chứ không phải về chữ quốc ngữ. Không thể lẫn lộn hai khái niệm khác nhau này.
2)     Tít mà báo đặt, lặp  theo khuôn sáo đã mòn nghĩa của một báo cáo  tổng kết biểu dương thành tích Nhìn lại (một) chặng đường [X  năm] phát triển [của phong trào /của ngành /của xí nghiệp …Y].  Bài tôi viết mang đặc điểm của một tùy bút ngôn ngữ học với 3 điểm nhấn về thời gian: 
a) 130 năm trước, Trương Vĩnh Ký đã có công xây dựng một thứ ngôn ngữ báo chí rất đơn giản. 
b) Thời gian sẽ đào thải những quyết định trái quy  luật (về quy  luật chính tả i/y). 
c)  Dùng luôn ví dụ từ Đôi mắt của Nam Cao như là một ẩn dụ: Thời gian đã làm nhiều người Việt tư duy, nói năng theo đúng giáo điều (để tồn tại?) nhưng lại dông dài, vô nghĩa và nhất là  mất cái nhìn  phản biện. Chính vì vậy tôi mới đặt tít:  Tiếng  Việt theo dòng thời gian
 Tôi có đôi lời như vậy và mong Ban biên tập quý báo rút kinh nghiệm.

                                                                        GS TS Nguyễn Đức Dân  


[i] ) Bài này đã đăng trên tạp chí Tia Sáng, ngày 05.3. 2012, với tít được sửa lại là: Nhìn lại một chặng đường phát triển chữ Quốc ngữ. Tôi thấy cần có đôi lời về tít này, nên ngày 08.3 đã viết một thư tới Tòa soạn Tia Sáng. Thư kèm vào cuối bài này. NĐD

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

NGÔN NGỮ của ẨN DỤ



(Kỷ niệm Thầy DÂN và Lớp G - Hà Nội - 12/11/2008)


KHÔNG GIAN TIẾNG VIỆT

BÁO ĐIỆN TỬ SÀI GÒN TIẾP THỊ MEDIA - Ngày 09.01.2013


Thời gian nhìn từ những ẩn dụ

SGTT.VN - Không ít người nghĩ rằng, ẩn dụ chỉ xuất hiện trong thơ văn. Sáng tạo ẩn dụ là phẩm chất đặc biệt của giới văn chương. Thực ra, như chứng minh của hai nhà ngôn ngữ học G. Lakoff và M. Johnson (1980), ẩn dụ có trong ngôn ngữ đời thường.

Ẩn dụ quanh ta
Mặt trời được Viễn Phương trong Viếng lăng Bác dùng làm ẩn dụ chỉ Bác Hồ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Nguyễn Khoa Điềm lại dùng mặt trời làm ẩn dụ cho Cu Tai, đứa con bé nhỏ của người mẹ lên nương: “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”.
Với Trần Tiến, mặt trời bé con là ẩn dụ chỉ những cô bé, chú bé đáng yêu say mê ca nhạc: “Ngoài kia có cô bé nhìn qua khe nghe tiếng đàn của tôi/ Ngoài kia có chú bé trèo cây me, mắt xoe tròn lắng nghe”.
Ngày ngày chúng ta dùng ẩn dụ và ai cũng dùng ẩn dụ, những ẩn dụ tri nhận (cognitive metaphor). Những ẩn dụ đã thấm vào mỗi người đến mức chúng ta dùng ẩn dụ mà không biết.
Cô lái đò của Nguyễn Bính tính đã ba mùa xuân đến: “Xuân này đến nữa đã ba xuân/Đóm lửa tình duyên tắt nguội dần”. Ai cũng đã từng nói những câu như “Năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới”, “tết đến, xuân về, nhà nhà chuẩn bị đón xuân sang”, hoặc “Xuân sang, hạ tới, thu qua, đông lại”. Và “Thời giờ thấm thoắt thoi đưa/ Nó đi, đi mãi có chờ ai đâu”, “Giờ hành động đã đến”. Bởi chúng ta đã nhận thức một ẩn dụ: thời gian thì chuyển động.

Xuân sang và sang xuân

Nhiều hiện tượng được giải thích từ những ẩn dụ khác nhau.
Có những cách nói ngược nhau nhưng lại đồng nghĩa: xuân sang và sang xuân, tuần sau và tuần tới, tuần trước và tuần qua… Ở mỗi cặp trên, vế đầu dùng theo ẩn dụ thời gian thì chuyển động còn vế sau lại là ẩn dụ chúng ta chuyển động trong thời gian. Điều này còn thấy trong những cách nói “Ta đi tới” (thơ Tố Hữu), “Chúng ta đã bước vào thiên niên kỷ mới”, “Vàomùa khô”, “sắp sang xuân”, “đến tết”, “ra giêng”… Ngày tháng tăng dần, nghĩa là thời gian đến chúng ta từ phía trước. Tuần lễ đến trước rồi sẽ thành quá khứ và được gọi là tuần trước, tuần lễ đến sau gọi là tuần sau đang còn ở tương lai. Còn như chúng ta chuyển động trong thời gian thì tuần lễ chúng ta đã đi qua (chỉ quá khứ) là tuần qua. Tuần lễ chúng ta sẽ đi tới, tuần tới, cũng trỏ thời tương lai, đồng nghĩa với tuần sau. Những đơn vị trỏ thời gian khác như giờ, ngày, tháng, quý, năm… kết hợp với trước, qua tạo ra những thời đoạn trong quá khứ, kết hợp với sau, tới tạo ra những thời đoạn trong tương lai.

Trong tiếng Việt có hiện tượng rất thú vị là các từ ngữ không gian chuyển thành các từ ngữ thời gian. Các từ trước, đây, sau trỏ quan hệ vị trí trong không gian cũng lần lượt được dùng để miêu tả thời gian xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Không những vậy, chúng thành những mốc cho trục thời gian trước – đây – sau. Chúng có thể dùng làm điểm nhìn khi nói. Trong câu “Trước đấy ông là thần tượng của tôi. Nhưng một ngày nọ tình cờ tôi phát hiện ông chỉ là kẻ đạo đức giả. Sau này quan hệ giữa chúng tôi nhạt hẳn đi”, các từ trước đấy, ngày nọ, sau này… đều chỉ các hiện tượng xảy ra trong quá khứ vì người nói đã kéo thời gian về các điểm lấy làm điểm nhìn đấy, nọ, này

Thời gian là một đối tượng chuyển động nên có đầu có cuối: đầu tuần, đầu năm, đầu giờ, cuối buổi… “tới đầu tháng 7 năm sau mới tăng lương”. Đặt trong một phát ngôn thể hiện những hành vi cụ thể, những tổ hợp trên sẽ tạo ra ý nghĩa thời gian cụ thể. Khi nghe “Cuối buổi sáng nay, mời ông quay lại đây”, “Đầu giờ chiều nay, mời ông quay lại đây”… việc được đề nghị, yêu cầu, hay mời làm chưa xảy ra nên “cuối buổi sáng nay”, “đầu giờ chiều nay” đều chỉ thời gian trong tương lai.

Sao lại là năm ngoái?

Hết một năm hay sắp sang năm mới, người Việt có thói quen điểm lại, tổng kết những sự việc được mất, may rủi trong trong chặng đường đời một năm. Đó là lúc người ta ngoái nhìn lại, từ đầu năm tới cuối năm. Vậy là hình thành cách nói năm ngoái, tức là năm qua. Năm là đơn vị thời gian duy nhất trong cuộc đời không dài quá nhưng cũng không ngắn quá mà người ta ngoái nhìn lại.

Ngày, tuần, tháng thì quá ngắn nên không có cách nói tháng ngoái, tuần ngoái, ngày ngoái. Còn thế kỷ thì quá dài, mấy ai đi qua mốc trăm năm, nên cũng không có thế kỷ ngoái.

Người Việt lưỡng phân ngày/đêm. Ngày được chia thành những thời đoạn sáng, sớm, trưa, chiều, tối. Tên chung cho những đơn vị này, tức “loại từ” thời gian, là buổi (trỏ thời gian lao động, làm hay học), bữa (thời gian ăn) và banbuổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối; bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều, bữa tối. Tôi không rõ gốc gác của ban là gì trong những cách nói ban sáng, ban trưa, ban chiều, ban tối, ban đêm.

Người Việt phân biệt nhiều trạng thái thời gian quá khứ hơn là trạng thái thời gian hiện tại và tương lai.

Chúng ta có những mười từ ấy, nãy, đó, nọ, kia, qua, trước, rồi, ngoái, xưa trong những kết hợp thể hiện thời gian quá khứ. Nhưng dùng trong những kết hợp chỉ thời hiện tại (và duy nhất giờ đây) chỉ có hai từ này, nay. Trỏ tương lai có sau, tới vànữa (và duy nhất có phân biệt ba ngày trong tương lai mai, mốt, kia). Có thể nguyên do là những điều đã biết, đã xảy ra thì dễ thấy hơn và do vậy dễ phân biệt hơn những điều dự đoán.

GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN


(Vĩnh Thuận sưu tầm 12/01/2013)

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Gặp mặt ở 19C Hoàng Diệu 9-2008

BBT- Phóng viên Lương Phúc gửi cho BBT bức ảnh ghi lại thời khắc chưa bàn giao khu Hoàng Thành về TP Hà Nội, khi đó vẫn còn Sân bóng đá Cột cờ, CLB bia quân đội và Quán bia 19C Hoàng Diệu.

Email của Lương Phúc viết:


Bức ảnh gửi kèm là ngày 17/9/2008, Đ.Thắng sang HN, mời mọi người đén quán bia bên canh Cột Cờ. Trong ảnh: sau lưng là SVĐ Cột Cờ, xa nữa là Lầu Công chúa – khu Hoàng thành Thăng Long, khi đó QĐ chưa giao trả T.p HN. Một cháu lễ tân đứng bên cạnh.
L.P

Xin đăng lên Blog Xuân Đỉnh để các bạn nhớ lại ngày đó:



(BBT- 7/1/2013)