Lớp G Xuân Đỉnh chúng ta có một đội ngũ đông đảo các bạn công tác tại lĩnh vực vật lý, KH tính toán và điều khiển của Viện KHVN: PGS. Trần Hồng Nhung, GS. Đào Trần Cao, PGS. Ng. Bá Ân, CN. Ng. Vũ Phúc, TS. Vũ Như Lân, TS. Ng. Công Điều, PGS. Ng. Đình Tài. Trong quá trình hoạt động sáng tạo khoa học các bạn đã làm vẻ vang cho lớp G Xuân Đỉnh bằng các công trình khoa học nổi bật của mình.
Xin mời cả lớp xem bài viết trên Tạp chí Tia Sáng nhân dịp này:
(xin xem thêm bài viết trên trang Web của Viện HLKHCN VN:
http://sukien.vast.vn/40nam/index.php/lich-su-phat-trien )
-----------------------------------------
Tia Sáng --- 04:20-20/05/2015
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam: Không chỉ đóng góp cho đất nước mà phải hướng đến quốc tế
T. N |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao quà và chụp ảnh
kỷ niệm với các cán bộ nghiên cứu lão thành
của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
“Chính phủ coi việc ‘đổi tên’ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, gắn thêm chữ ‘hàn lâm’ sẽ mang lại sự biến đổi về chất, để quá trình phát triển của Viện vừa mang tính hàn lâm nhưng cũng thực tiễn, không chỉ ở những lĩnh vực căn bản và nền tảng mà cần phải có mũi nhọn, để Viện không chỉ đóng góp vào sự phát triển của đất nước mà còn hướng đến quốc tế”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu như vậy trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam sáng 20/5 tại Hà Nội.
Ra đời cách đây 40 năm với tên gọi đầu tiên là Viện Khoa học Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã được đặt kỳ vọng trở thành đơn vị đi tiên phong và đóng vai trò trụ cột trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như nỗ lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, Viện đã dần khắc phục những khó khăn ban đầu, xây dựng được hệ thống khá đồng bộ về cơ sở vật chất và nhân lực, phục vụ những nhiệm vụ nghiên cứu được giao. Từ chỗ chỉ có ba viện nghiên cứu, hiện nay Viện đang quản lý 33 viện chuyên ngành nghiên cứu cơ bản, trong đó có bốn viện thực hiện quy chế tự chủ tự chịu trách nhiệm, thành lập hai Trung tâm nghiên cứu xuất sắc về Toán và Vật lý…
hàng trước - từ trái sang: VS. Trần Đại
Nghĩa, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, GS. Phan Đình Diệu, GS Nguyễn Lãm, bạn Nguyễn Đình
TÀI –
hàng sau - từ trái sang: GS. Ng Văn Đạo, GS Hoàng Tụy, PGS Trịnh Quang
Khuynh (?) và 1 đặc vụ bảo vệ TTg phía sau bạn Tài.(Ảnh: trích từ bài viết của VS. Ng Văn Hiệu - http://sukien.vast.vn/40nam/index.php/lich-su-phat-trien - trên trang web của Viện HLKHCN VN)
Ngoài các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, Viện còn đi tiên phong trong việc phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa, công nghệ vũ trụ; công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, tin – lý hóa – sinh, y học, khai thác và bảo vệ tài nguyên sinh vật đặc hữu; công nghệ vật liệu mới với công nghệ nano, quang tử, vật liệu tổ hợp, vật liệu môi sinh… Trên cơ sở này, Viện được giao phụ trách bốn phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ gene, công nghệ tế bào thực vật, vật liệu và linh kiện điện tử, công nghệ mạng và đa phương tiện với nhiều trang thiết bị hiện đại.
Nhiều tên tuổi lớn của ngành KH&CN Việt Nam đã tham gia công tác quản lý và nghiên cứu tại Viện, như GS.VS Trần Đại Nghĩa, GS Lê Văn Thiêm, GS VS Nguyễn Văn Hiệu, GS Hoàng Tụy, trong đó GS Hoàng Tụy được vinh dự trao giải thưởng Hồ Chí Minh… Trong những năm gần đây, khi giải thưởng Tạ Quang Bửu ra đời, những nhà khoa học xuất sắc của Viện cũng đã được ghi danh như GS. TS Nguyễn Bá Ân (Viện Vật lý) năm 2014, GS. TS Nguyễn Đông Yên, PGS. TS Phạm Hoàng Hiệp (Viện Toán học) năm 2015.
Trong các lĩnh vực nghiên cứu của Viện, lĩnh vực nghiên cứu cơ bản vẫn là thế mạnh. Tính đến năm 2014, Viện vẫn là đơn vị nghiên cứu dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và có số lượng công bố trên các tạp chí ISI cao nhất. Các công bố quốc tế của Viện tăng liên tục trong năm năm gần đây với mức tăng mỗi năm khoảng 15%, riêng năm 2014 tăng hơn 20% so với năm 2013, trong số đó, nhiều công trình được đăng trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng IF cao.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, các công bố trên tạp chí ISI của khoa học Việt Nam trong vòng năm năm qua (2009-2015) đạt mức tăng trưởng 20%, trong đó Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chiếm hơn 30% trong tổng số công bố và khoa học Việt Nam hiện tại đã lọt vào tốp bốn khu vực Đông Nam Á cùng Singapore, Malaysia và Thái Lan cũng là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên so sánh về số lượng với các quốc gia này, rõ ràng công bố của khoa học Việt Nam vẫn còn nhiều cách biệt.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi tên. Phó Thủ tướng cho rằng, “Chính phủ coi việc ‘đổi tên’ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, gắn thêm chữ ‘hàn lâm’ sẽ mang lại sự biến đổi về chất, để quá trình phát triển vừa mang tính hàn lâm nhưng cũng thực tiễn, không chỉ ở những lĩnh vực căn bản và nền tảng mà cần phải có mũi nhọn, để Viện không chỉ đóng góp vào sự phát triển của đất nước mà còn hướng đến quốc tế…”
Về đội ngũ nghiên cứu của Viện, Phó Thủ tướng mong muốn Viện sẽ có những nhà khoa học xuất sắc, có khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước cũng như quá trình phát triển của khoa học thế giới. Nhà nước sẽ có những ưu đãi để các nhà khoa học xuất sắc phát huy được khả năng của mình.
(GS. Bá Ân tại Đại học Thăng Long - 29/1/2015)
-------------------------------------------------------------
Xin xem các công bố của các bạn Lớp G trên trang mạng ResearchGate :
(nguồn: email của GS Bá Ân gửi từ Viện nghiên cứu cao cấp Hàn Quốc - KIAS - 4/5/2015).