Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

NGỌN NẾN CHÁY MANG HÌNH DẤU HỎI



                                                                        Lương Phúc
Đêm đang ngủ bỗng mất điện, khi điện có trở lại không ngủ được nữa. Lại nhớ buổi sang gặp Lân và Điều ở một đám hiếu, các bạn bảo: “xem bài của ông ở nhiều web quá, mệt và tốn thời gian”, tôi nói “vừa rồi phải nhường bãi cho Ân”. Nhưng các bạn yêu cầu: “của nhà làm ra sao cứ phải gửi vào hàng xóm?”, nghĩ lại cũng đúng vội dậy ngồi máy tính di chuyển loạt bài vừa viết trong chuyến đi “Tri ân liệt sĩ” ở Quảng Trị về sân nhà để các bạn dễ xem mà cũng để tôn oai cho blog. Ngoài các bài đã đăng, có các nội dung mới và ảnh đặc biệt lần đầu công bố.
Về chuyến đi này, tôi đi trong đội hình CLB Khúc Tráng ca Thành cổ Quảng Trị 1972 của Tp Hà Nội. Hơn nửa số diễn viên do tôi quản lý ghép thêm vào thuộc 3 CLB khác nên “bị” giao làm Phó đoàn phụ trách tổ chức. Tập luyện văn nghệ chính thức tuần 3 buổi từ 15/3, lẽ ra đi vào 9/4 cùng Hội Phật giáo Hà Nội, song do nhiều lý do tách đi riêng từ 29/4 đến 2/5. Đoàn đã biểu diễn ở Ngã Ba Đồng Lộc, Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn, Nghĩa trang Đường 9, Nghĩa trang Khe Sanh. Lúc về vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa.   
Ngọn nến cháy theo hình Tổ quốc - ảnh L.Phúc
 Đêm 1/5/2014, lúc đó khong 23g, tôi chp nhng bc nh cui cùng ti Khu B Nghĩa trang Khe Sanh. V nhà xem li tht kỳ l: nhng ngn nến cháy lên theo hình du HI, hình ch S và hình LÁ Cmc dù cùng khu vc đó, thi khc đó nh khác li bình thưng. Kết hp vi vài trưng hp linh hn lit sĩ dn my đng đi n đi và tâm linh giao cm, cht ny t thơ:
Ngọn nến cháy mang hình dấu HỎI - ảnh L.Phúc 

 NỖI ĐAU LỚN NHẤT
Chúng tôi về  Khe Sanh,
Thắp nến, cắm hoa trong “Đêm hát tri ân đồng đội”
Đứng trước mộ các anh,
Những liệt sĩ vô danh,
“Những linh hồn không tuổi”(*)
Những ngọn nến cháy lên lại mang hình dấu hỏi:
“Tên chúng tôi là gì?”
“Hãy trả lại tên để chúng tôi tìm về quê mẹ!”
Chị em tôi nghẹn ngào nhòa lệ
Chỉ có thể nguyện cầu
Chiến tranh qua lâu rồi, còn để lại vạn nỗi thương đau,
Nhưng LIỆT SĨ CHƯA BIẾT TÊN – là nỗi đau lớn nhất.
                        Khe Sanh, Quảng Trị 2/5/2014
(*) Lời trong bài hát LInh Thiêng Việt Nam của Lê Quang
 
 
ĐÀI HOA BÊN DÒNG SÔNG LINH THIÊNG THẠCH HÃN
Kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng Quảng Trị và Tri ân các Liệt sĩ đã ngã xuống để Thành Cổ Quảng Trị bất tử, chiều tối ngày 30/4/2014 bên Dòng Sông Linh Thiêng THẠCH HÃN, CLB Khúc Tráng ca Thành cổ Quảng Trị 1972 T.p Hà Nội phối hợp với Hội CCB Thị xã Quảng Trị và Hội Bạn Chiến đấu Thành cổ Quảng Trị 1972 đã tổ chức dâng Đài hoa, cầu nguyện và hát cho đồng đội ở đáy sông Thạch Hãn.
Cầu nguyện bên dòng sông linh thiêng
Đài hoa 3 tầng, tầng 1 – cao 20cm x 2m x 2m, tầng 2 – cao 60cm x 1m x 1m, tầng 3 – cao 60cm x 50cm x 50cm. Toàn bộ nguyên vật liệu chuyển từ Hà Nội vào và lắp ghép trực tiếp tại Bến Thả hoa sông Thạch Hãn. Đông đảo CCB, nhân dân đã đến dự. Những bài hát : Linh Thiêng Việt Nam, Đồng Đội, Dòng Sông Linh Thiêng, Dòng Sông Hoa Đỏ… đã được hát trên Bến Thả Hoa và dưới thuyền trên sông.
Hát tri ân linh hồn liệt sĩ bê sông Thạch Hãn
Đúng 18g30’, Đài hoa bừng sáng cùng hàng trăm Hoa nến, bè Hoa của nhân dân thả đã góp thêm linh thiêng để sông Thạch Hãn mãi mãi ôm vào lòng những “Tuổi 20 đã thành sóng nước”.     
Về Đài hoa xin nói thêm: tôi là người trực tiếp tổ chức thi công lắp ghép Đài hoa trong vòng 2 giờ tại Bến Thả hoa bên sông Thạch Hãn, chồng gạch lỗ để neo buộc Đài hoa cũng được đem từ Hà Nội vào. Sau khi khiêng Đài hoa xuống sông,hai ống quần đang ướt sũng tôi đứng vào hát cùng tốp nam.   
"Đồng đội ơi, chớp bể mưa nguồn..."


TƯỞNG NHỚ AHLS BÙI NGỌC DƯƠNG
                                                           
Sáng 1/5/2014, tôi cùng CLB Khúc Tráng ca Thành cổ Quảng Trị 1972 của T.p Hà Nội về cắm hoa, dâng hương và biểu diễn nghệ thuật Tri ân các AHLS trong Nghĩa trang Đường 9. Mỗi diễn viên được phân công cắm hoa 1 hàng dọc mộ liệt sĩ. Không biết có linh ứng giao cảm thế nào mà tôi gặp đúng mộ AHLS Bùi Ngọc Dương – một cựu sinh viên của Bách Khoa Hà Nội, cùng trường với tôi. Anh học trước tôi 6 khóa, năm 1968 khi đang học ĐHBK, được tin anh hy sinh, cả trường dấy lên phong trào học tập gương chiến đấu dũng cảm của anh. Chỉ được biết chút ít về anh từ thời 46 năm trước, nay lại được thắp hương tại chính mộ anh, một người anh cùng trường – một đồng đội nơi Nghĩa trang Đường 9 anh hùng này tôi vô cùng xúc động.
Tác giả viếng mộ AHLS Bùi Ngọc Dương
AHLS Bùi Ngọc Dương (1943-1968), gia đình ở 15 phố Trần Nhân Tông Hà Nội. Năm 1966, anh tốt nghiệp KS Xây dựng - khi đó ĐHXD còn là một khoa của ĐHBK, nhập ngũ ngay vào Binh chủng Công binh. Tháng 1-1968, anh chỉ huy trung đội công binh mở đường cho xe tăng đánh vào sở chỉ huy Mỹ - Ngụy tại tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Hiên ngang đứng trên xe tăng đánh địch phản kích, một mảnh đạn phạt trúng một cánh tay anh gần đứt hẳn. Anh quay lại nói với người đồng đội chặt hộ cánh tay bị thương cho khỏi vướng để tiếp tục chiến đấu. Tiếp tục bị thương vào chân, Dương vẫn dựa lưng vào thành công sự, tiếp tục chỉ huy trận đánh. Hai ngày sau – 27/1/1968 vì những vết thương quá nặng, anh hy sinh trong vòng tay đồng đội. Anh được tôn vinh là La Văn Cầu của Hà Nội trong Kháng chiến chống Mỹ. Gia đình anh còn một liệt sĩ chống Mỹ nữa là Bùi Đức Lưu. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và tên Anh được đặt cho con phố nối từ giữa phố Thanh Nhàn qua trường Đảng quận Hai Bà Trưng đến phố Hồng Mai.
Xin viết đôi dòng này như một nén tâm nhang để nhớ về Nghĩa trang Đường 9, nhớ về Anh – một người anh cùng trường – một người đồng đội.

Để kết thúc bài viết xin được nhại theo Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ để có bài thơ sau:

Cổng vào Thành cổ
AI VÔ QUẢNG TRỊ
Ai vô Quảng Trị ta theo với,
Thăm Khe Sanh, Đường Chín anh hùng, 
Vào Thành Cổ, thả hoa dòng Thạch Hãn 
Nhớ một thời hoa lửa sáng Trường Sơn.

         Hà Nội 21h45’ 30/5/2014
         Kỷ niệm tròn tháng về Quảng Trị.


TB:  Nói thêm về chuyến đi này:
       Trước hôm đi 2 tuần, tôi có thông báo ở Hội Trà, tiếc rằng bạn Điều muốn đi song không chuẩn bị kịp.
      Hôm 30/4/2014, P nhắn tin tới nhiều bạn: “L.Phúc gửi lời chào ngày Đại thắng từ Nghĩa trang Trường Sơn” lúc 10h46’ nhưng chỉ có Ngọc đáp lại: “Thắp hộ một nén nhang” vào lúc 15h46’. Một bạn cùng lớp ĐHBK nhờ viếng mộ cho bố là liệt sĩ quê Thái Bình ở nghĩa trang đó.

1 nhận xét:

  1. Xin đăng lại 2 nhận xét của bài NỖI ĐAU LỚN NHẤT từ vanconghung.com
    lebaduong.vn nói...
    Câu hỏi không khó trả lời
    Cái khó là bởi người đời vô lương
    Cám ơn bạn đã chia sẻ ... chỉ tiếc là những người dáng phải trả lời lại không vào để nhận câu hỏi đắng đót này
    21:25 Ngày 17 tháng 05 năm 2014

    Nặc danh nói...
    Chiêng gọi hồn uổng tử
    Hay vị quốc vong thân
    Máu đào pha chiến sử
    Thư pháp lau lệ trần
    ...............................!!!!

    Anh hùng ư ! Vô danh tử sĩ ư ! Đau thương nhất vẫn là cô nhi quả phụ , thương binh tật nguyền còn sót lại sau chiến tranh .
    Phải hát cho tất cả những người nằm xuống , cho tất cả những ai là nạn nhân trong cuộc chiến này . Chỉ riêng đồng đội mình thôi , thì chưa đủ M
    05:35 Ngày 18 tháng 05 năm 2014

    Trả lờiXóa