Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

NGỌN NẾN CHÁY MANG HÌNH DẤU HỎI



                                                                        Lương Phúc
Đêm đang ngủ bỗng mất điện, khi điện có trở lại không ngủ được nữa. Lại nhớ buổi sang gặp Lân và Điều ở một đám hiếu, các bạn bảo: “xem bài của ông ở nhiều web quá, mệt và tốn thời gian”, tôi nói “vừa rồi phải nhường bãi cho Ân”. Nhưng các bạn yêu cầu: “của nhà làm ra sao cứ phải gửi vào hàng xóm?”, nghĩ lại cũng đúng vội dậy ngồi máy tính di chuyển loạt bài vừa viết trong chuyến đi “Tri ân liệt sĩ” ở Quảng Trị về sân nhà để các bạn dễ xem mà cũng để tôn oai cho blog. Ngoài các bài đã đăng, có các nội dung mới và ảnh đặc biệt lần đầu công bố.
Về chuyến đi này, tôi đi trong đội hình CLB Khúc Tráng ca Thành cổ Quảng Trị 1972 của Tp Hà Nội. Hơn nửa số diễn viên do tôi quản lý ghép thêm vào thuộc 3 CLB khác nên “bị” giao làm Phó đoàn phụ trách tổ chức. Tập luyện văn nghệ chính thức tuần 3 buổi từ 15/3, lẽ ra đi vào 9/4 cùng Hội Phật giáo Hà Nội, song do nhiều lý do tách đi riêng từ 29/4 đến 2/5. Đoàn đã biểu diễn ở Ngã Ba Đồng Lộc, Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn, Nghĩa trang Đường 9, Nghĩa trang Khe Sanh. Lúc về vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa.   
Ngọn nến cháy theo hình Tổ quốc - ảnh L.Phúc
 Đêm 1/5/2014, lúc đó khong 23g, tôi chp nhng bc nh cui cùng ti Khu B Nghĩa trang Khe Sanh. V nhà xem li tht kỳ l: nhng ngn nến cháy lên theo hình du HI, hình ch S và hình LÁ Cmc dù cùng khu vc đó, thi khc đó nh khác li bình thưng. Kết hp vi vài trưng hp linh hn lit sĩ dn my đng đi n đi và tâm linh giao cm, cht ny t thơ:
Ngọn nến cháy mang hình dấu HỎI - ảnh L.Phúc 

 NỖI ĐAU LỚN NHẤT
Chúng tôi về  Khe Sanh,
Thắp nến, cắm hoa trong “Đêm hát tri ân đồng đội”
Đứng trước mộ các anh,
Những liệt sĩ vô danh,
“Những linh hồn không tuổi”(*)
Những ngọn nến cháy lên lại mang hình dấu hỏi:
“Tên chúng tôi là gì?”
“Hãy trả lại tên để chúng tôi tìm về quê mẹ!”
Chị em tôi nghẹn ngào nhòa lệ
Chỉ có thể nguyện cầu
Chiến tranh qua lâu rồi, còn để lại vạn nỗi thương đau,
Nhưng LIỆT SĨ CHƯA BIẾT TÊN – là nỗi đau lớn nhất.
                        Khe Sanh, Quảng Trị 2/5/2014
(*) Lời trong bài hát LInh Thiêng Việt Nam của Lê Quang
 
 
ĐÀI HOA BÊN DÒNG SÔNG LINH THIÊNG THẠCH HÃN
Kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng Quảng Trị và Tri ân các Liệt sĩ đã ngã xuống để Thành Cổ Quảng Trị bất tử, chiều tối ngày 30/4/2014 bên Dòng Sông Linh Thiêng THẠCH HÃN, CLB Khúc Tráng ca Thành cổ Quảng Trị 1972 T.p Hà Nội phối hợp với Hội CCB Thị xã Quảng Trị và Hội Bạn Chiến đấu Thành cổ Quảng Trị 1972 đã tổ chức dâng Đài hoa, cầu nguyện và hát cho đồng đội ở đáy sông Thạch Hãn.
Cầu nguyện bên dòng sông linh thiêng
Đài hoa 3 tầng, tầng 1 – cao 20cm x 2m x 2m, tầng 2 – cao 60cm x 1m x 1m, tầng 3 – cao 60cm x 50cm x 50cm. Toàn bộ nguyên vật liệu chuyển từ Hà Nội vào và lắp ghép trực tiếp tại Bến Thả hoa sông Thạch Hãn. Đông đảo CCB, nhân dân đã đến dự. Những bài hát : Linh Thiêng Việt Nam, Đồng Đội, Dòng Sông Linh Thiêng, Dòng Sông Hoa Đỏ… đã được hát trên Bến Thả Hoa và dưới thuyền trên sông.
Hát tri ân linh hồn liệt sĩ bê sông Thạch Hãn
Đúng 18g30’, Đài hoa bừng sáng cùng hàng trăm Hoa nến, bè Hoa của nhân dân thả đã góp thêm linh thiêng để sông Thạch Hãn mãi mãi ôm vào lòng những “Tuổi 20 đã thành sóng nước”.     
Về Đài hoa xin nói thêm: tôi là người trực tiếp tổ chức thi công lắp ghép Đài hoa trong vòng 2 giờ tại Bến Thả hoa bên sông Thạch Hãn, chồng gạch lỗ để neo buộc Đài hoa cũng được đem từ Hà Nội vào. Sau khi khiêng Đài hoa xuống sông,hai ống quần đang ướt sũng tôi đứng vào hát cùng tốp nam.   
"Đồng đội ơi, chớp bể mưa nguồn..."


TƯỞNG NHỚ AHLS BÙI NGỌC DƯƠNG
                                                           
Sáng 1/5/2014, tôi cùng CLB Khúc Tráng ca Thành cổ Quảng Trị 1972 của T.p Hà Nội về cắm hoa, dâng hương và biểu diễn nghệ thuật Tri ân các AHLS trong Nghĩa trang Đường 9. Mỗi diễn viên được phân công cắm hoa 1 hàng dọc mộ liệt sĩ. Không biết có linh ứng giao cảm thế nào mà tôi gặp đúng mộ AHLS Bùi Ngọc Dương – một cựu sinh viên của Bách Khoa Hà Nội, cùng trường với tôi. Anh học trước tôi 6 khóa, năm 1968 khi đang học ĐHBK, được tin anh hy sinh, cả trường dấy lên phong trào học tập gương chiến đấu dũng cảm của anh. Chỉ được biết chút ít về anh từ thời 46 năm trước, nay lại được thắp hương tại chính mộ anh, một người anh cùng trường – một đồng đội nơi Nghĩa trang Đường 9 anh hùng này tôi vô cùng xúc động.
Tác giả viếng mộ AHLS Bùi Ngọc Dương
AHLS Bùi Ngọc Dương (1943-1968), gia đình ở 15 phố Trần Nhân Tông Hà Nội. Năm 1966, anh tốt nghiệp KS Xây dựng - khi đó ĐHXD còn là một khoa của ĐHBK, nhập ngũ ngay vào Binh chủng Công binh. Tháng 1-1968, anh chỉ huy trung đội công binh mở đường cho xe tăng đánh vào sở chỉ huy Mỹ - Ngụy tại tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Hiên ngang đứng trên xe tăng đánh địch phản kích, một mảnh đạn phạt trúng một cánh tay anh gần đứt hẳn. Anh quay lại nói với người đồng đội chặt hộ cánh tay bị thương cho khỏi vướng để tiếp tục chiến đấu. Tiếp tục bị thương vào chân, Dương vẫn dựa lưng vào thành công sự, tiếp tục chỉ huy trận đánh. Hai ngày sau – 27/1/1968 vì những vết thương quá nặng, anh hy sinh trong vòng tay đồng đội. Anh được tôn vinh là La Văn Cầu của Hà Nội trong Kháng chiến chống Mỹ. Gia đình anh còn một liệt sĩ chống Mỹ nữa là Bùi Đức Lưu. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và tên Anh được đặt cho con phố nối từ giữa phố Thanh Nhàn qua trường Đảng quận Hai Bà Trưng đến phố Hồng Mai.
Xin viết đôi dòng này như một nén tâm nhang để nhớ về Nghĩa trang Đường 9, nhớ về Anh – một người anh cùng trường – một người đồng đội.

Để kết thúc bài viết xin được nhại theo Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ để có bài thơ sau:

Cổng vào Thành cổ
AI VÔ QUẢNG TRỊ
Ai vô Quảng Trị ta theo với,
Thăm Khe Sanh, Đường Chín anh hùng, 
Vào Thành Cổ, thả hoa dòng Thạch Hãn 
Nhớ một thời hoa lửa sáng Trường Sơn.

         Hà Nội 21h45’ 30/5/2014
         Kỷ niệm tròn tháng về Quảng Trị.


TB:  Nói thêm về chuyến đi này:
       Trước hôm đi 2 tuần, tôi có thông báo ở Hội Trà, tiếc rằng bạn Điều muốn đi song không chuẩn bị kịp.
      Hôm 30/4/2014, P nhắn tin tới nhiều bạn: “L.Phúc gửi lời chào ngày Đại thắng từ Nghĩa trang Trường Sơn” lúc 10h46’ nhưng chỉ có Ngọc đáp lại: “Thắp hộ một nén nhang” vào lúc 15h46’. Một bạn cùng lớp ĐHBK nhờ viếng mộ cho bố là liệt sĩ quê Thái Bình ở nghĩa trang đó.

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

LỜI PHÁT BIỂU nhận giải TQB của TS. BÁ ÂN

Sáng nay 17-5-2014, TS. vật lý lý thuyết Nguyễn Bá Ân đã nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu tại Bộ KH&CN. Tạp chí Tia Sáng đăng lời phát biểu nhân dịp nhận giải thưởng của nhà khoa học hàng đầu về vật lý lý thuyết, xuất thân từ Lớp G Xuân Đỉnh. 


Xin mời các bạn Lớp G đọc bài phát biểu ngắn gọn xúc tích đầy chất humour, rất cảm động và rất rất xuất sắc này:

(Nguồn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=109&CategoryID=4&News=7508  )


09:09-17/05/2014 

"Chỉ cần một photon có tần số vượt ngưỡng "


Nguyễn Bá Ân*

TS Nguyễn Bá Ân trình bày báo cáo tại một hội thảo
về Thông tin lượng tử ở KIAS, Seoul, Hàn Quốc






















Phát biểu nhân dịp nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu sáng 17/5 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Bá Ân cho rằng, chất lượng chứ không phải số lượng mới là thước đo đúng đắn đối với sự phát triển khoa học, cũng như trong Hiệu ứng Quang điện, quyết định là tần số của photon -  là chất lượng - chứ không phải là cường độ - là số lượng. 



Đây là một vinh dự cho tôi. Và cũng là một may mắn, khi nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm thứ nhất vào năm cuối cùng của cuộc đời viên chức của tôi. 

Chỉ chậm chút nữa là… tôi đã về hưu. 

Tôi vô cùng biết ơn công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. 

Tôi rất biết ơn vợ-con, các cháu nội-ngoại, các anh-chị-em trong đại gia đình đã luôn là điểm tựa và cũng là động lực để tôi tập trung làm khoa học suốt 40 năm qua.

Tôi cũng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ tôi từ khi còn bé. 

Không quên được là các thầy Dân, thầy Hải và thầy Định, những người đã dạy tôi cách tư duy logic, cách hệ thống hóa và khái quát hóa vấn đề, khi tôi học ba năm ở lớp Toán đặc biệt khoá 1 của Hà Nội tại Trường cấp III Xuân Đỉnh. 

Đặc biệt nhất là thầy Nguyễn Văn Hiệu, người đã mở cánh cửa khoa học cho tôi và hướng dẫn tôi trên suốt chặng đường khoa học.

Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và học trò đã làm việc cùng tôi trong từng giai đoạn. Chính họ đã góp phần đẩy tôi… lên đứng ở chỗ này, hôm nay!

***

Nếu như đây là ghi nhận quá trình nhiều năm liên tục làm khoa học một cách chuyên tâm, nghiêm túc và có nhiều bài báo đăng ở các tạp chí ISI uy tín, thì tôi hoàn toàn yên tâm. 

Nhưng giải thường này là dành cho một công trình xuất sắc. Là chất lượng. Không thể lấy số lượng và sự chuyên cần để bù vào được. Tất nhiên, thế nào là xuất sắc, và mức độ của xuất sắc, là rất khó xác định chính xác. Việc này ủy thác cho sự anh minh của Hội đồng thẩm định các cấp. 

Còn về công trình của tôi lần này, hơn ai hết, tôi biết nó chưa thật xuất sắc như mong muốn. 

Hy vọng rằng càng về sau, tính xuất sắc của các công trình đoạt giải càng tăng lên. 

Lấy chất lượng làm thước đo là vô cùng đúng đắn đối với sự phát triển khoa học. 

Theo ngôn ngữ lượng tử, có thể liên tưởng tới Hiệu ứng Quang điện do Einstein phát minh năm 1905 và được giải Nobel năm 1921. 

Trong hiệu ứng này, quyết định là tần số của photon, là chất lượng, chứ không phải là cường độ, là số lượng. 

Có chiếu cả ngàn, cả tỉ hoặc tỉ tỉ photon có tần số thấp thì cũng chẳng nhằm nhò gì: điện tử chẳng thể bật ra, ampe kế không hề nhúc nhích… và… khán phòng này vẫn tối om. 

Nhưng, chỉ cần một photon có tần số vượt ngưỡng, hãy gọi là “photon xuất sắc” đi, thì điện tử sẽ bật ra, tạo thành dòng điện, làm cả khán phòng này… bừng sáng!

Xin chân thành cảm ơn.



Đọc thêm: Chuyên tâm và luôn bám nghề
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=7504

---------------------------------------------------
* Cán bộ của Viện Vật lý, Giáo sư mời của Viện Nghiên cứu Cao cấp Hàn Quốc (KIAS)





LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG:

09:11-17/05/2014 
Trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu
Thái Thanh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tặng hoa chúc mừng
PGS.TS Nguyễn Bá Ân - Ảnh: Ngọc Thắng/TNO




















PGS.TS Nguyễn Bá Ân (Trung tâm Vật lý lý thuyết, Viện Vật lý) và GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng (Khoa Toán – Cơ – Tin học, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã trở thành những người đầu tiên nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các cá nhân có công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.


Lễ trao giải được tổ chức sáng nay, 17/5, tại trụ sở Bộ KH&CN với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân cùng khoảng 300 nhà khoa học và sinh viên thuộc các trường đại học và các tổ chức KH&CN.

PGS.TS Nguyễn Bá Ân được trao giải với công bố "Joint remote state preparation via W and W-type states" [Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thông qua các trạng thái W hoặc kiểu W] đăng trên tạp chí Optics Communications năm 2010, còn GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng với công bố "The homomorphisms between the Dickson-Mùi algebras as modules  over the Steenrod algebra" [Các đồng cấu giữa các đại số Dickson- Mùi xem như các module trên đại số Steenrod] đăng trên Mathematische Annalen năm 2012. 

Công trình của GS Nguyễn Bá Ân đưa ra một giao thức hiệu quả trong thông tin lượng tử trái ngược với những quan điểm trước đó. 
Còn công trình của GS Nguyễn Hữu Việt Hưng đặc trưng được tất cả các đồng cấu của đại số Dickson-Mui (mang tên nhà toán học Huỳnh Mùi của Việt Nam). Cả hai công trình đều chứa đựng những ý tưởng độc đáo và đem lại những nhận thức mới về những cấu trúc được nghiên cứu. Những điều này rất khó đạt được trong công bố khoa học và được đánh giá cao nhất trong nghiên cứu cơ bản. Đây có lẽ đó là lý do họ nhận được số phiếu bầu gần như tuyệt đối. Cả hai người đều kiên trì nghiên cứu những vấn đề mũi nhọn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình và nhận được nhiều kết quả mang tầm cỡ quốc tế.

GS Ngô Việt Trung, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu
Bộ trưởng Nguyễn Quân đã trao kỷ niệm chương cùng phần thưởng trị giá 200 triệu cho 
PGS.TS Nguyễn Bá Ân và GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng tặng hoa chúc mừng hai nhà khoa học đoạt giải.

Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng sự kiện Ngày KH&CN Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước.


....Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng mặc dù còn những tranh luận chung quanh vấn đề, Việt  Nam có nên đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản không hay chỉ nên tập trung phát triển khoa học ứng dụng thì câu trả lời dứt khoát của Bộ KH&CN vẫn là không thiên vị bên nào.........


....Sau nghi thức trao giải ngắn gọn, phần lớn thời gian còn lại của buổi lễ được dành cho việc đối thoại giữa cử tọa với Bộ trưởng Nguyễn Quân và hai nhà khoa học vừa đoạt giải........

(Vĩnh Thuận - Ngọc hà - 17/5/2014 - 21h30)

Xin xem thêm:

Bài Trả lời phỏng vấn của GS Ngô Việt Trung, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu:

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=7509

TS. ÂN: Chuyên tâm và luôn bám nghề

BBT- Sáng nay 17/5/2014 nhà vật lý hàng đầu Nguyễn bá ÂN sẽ nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu tại Bộ Khoa học và Công nghệ VN (đường Trần Duy Hưng).

Xin mời các bạn Lớp G Xuân đỉnh đọc bài giới thiệu công trình của TS. Ân trên tạp chí Tia Sáng:
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&News=7504&CategoryID=2

09:14-16/05/2014 
Chuyên tâm và luôn bám nghề
Thái Thanh
TS Nguyễn Bá Ân là người đã cùng một giáo sư Hàn Quốc đề xuất giao thức mới - Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử - với ưu điểm bảo đảm bảo mật thông tin hơn  các giao thức Viễn tạo trạng thái lượng tử. Tên gọi này sau đó đã được các tác giả khác trên thế giới sử dụng rộng rãi, và khá nhiều công trình cũng được công bố theo hướng mà ông và đồng nghiệp mở ra.

Công bố “Joint remote state preparation via W and W-type states” [Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thông qua các trạng thái W hoặc kiểu W] trên tạp chí Optics Communications năm 2010 của TS Ân đã được chọn là một trong bốn đề cử của Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, sẽ được trao lần đầu vào ngày 17/5.

Đây cũng là một trong số rất nhiều công trình về Thông tin lượng tử (Quantum Information) của ông đã được đăng trên các tạp chí uy tín nhất thuộc lĩnh vực mà ông bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu từ năm 2002, như Physical Review A, JETP Letters, Physics Letters A, Journal of Physics B, Optics Communications, Journal of Optical Society of America B, New Journal of Physics, European Physical Journal D, v.v. 

Vài nét về TS Nguyễn Bá Ân
Sinh năm 1950 tại Nghệ An

1966 – 1968: Học lớp Toán đặc biệt khóa đầu của Hà Nội đặt ở Trường Cấp 3 Xuân Đỉnh;

1970 – 1975: Học ở Khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Azerbaijan, Baku;

1975: Về nước và ở lại làm việc tại Viện Vật lý, theo lời kêu gọi của GS Nguyễn Văn Hiệu (lúc đó là Viện trưởng), dù được chuyển tiếp sinh sang Liên Xô làm Phó Tiến sĩ;

1983: Bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Viện Vật lý, Hà Nội;

2002 – 2005: Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Hàn Quốc (KIAS);

2006 đến nay: Cán bộ của Viện Vật lý và Giáo sư mời của KIAS;

Đã công bố hơn 140 bài báo trên các tạp chí ISI uy tín cao về vật lý chất rắn, vật lý laser, quang phi tuyến, quang lượng tử và thông tin lượng tử.
Ông kể, Thông tin lượng tử rất sôi động vào những năm cuối của thế kỷ XX và liên quan rất nhiều đến Quang lượng tử, vốn là một mảng ông nghiên cứu độc lập, bên cạnh những mảng ông được giao nhiệm vụ hoặc được mời cộng tác như Vật lý chất rắn, Vật lý các hệ thấp chiều, Vật lý laser và Quang phi tuyến. Vì vậy từ năm 2000, ông đã tự “mở chiến dịch” chỉ đọc về Thông tin lượng tử. 


Năm 2002, ông được mời làm giáo sư của Viện nghiên cứu Cao cấp Hàn Quốc (KIAS). Viện này khi đó bắt đầu xây dựng một nhóm chuyên về Thông tin lượng tử và ông đã cùng một giáo sư Hàn Quốc khởi đầu nhóm này. Từ đó đến nay, ông chỉ làm về Thông tin lượng tử và đã công bố khoảng 70 bài báo ISI về Viễn chuyển lượng tử, Tạo rối lượng tử, Động lực học lượng tử, Kiểm soát rối lượng tử, Các giao thức lượng tử toàn cầu, Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử, v.v. Tổng số trích dẫn của các bài do ông và các cộng sự làm ra là hơn 1.800 lần, còn các bài ở mảng Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử là khoảng 330 lần - đều theo Google Scholar. Riêng bài báo đăng năm 2010 trên Optics Communications đã được trích dẫn 50 lần (theo Google Scholar, tính tới thời điểm này).

Thông tin lượng tử là một lĩnh vực rất mới, có tính cách mạng (đã được ghi nhận bởi Giải Nobel Vật lý năm 2012) dựa trên các quy luật của thế giới vi mô, hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong tương lai như truyền thông lượng tử, bảo mật tuyệt đối và máy tính lượng tử. Một trong những giao thức nổi trội nhất là Viễn chuyển lượng tử (Quantum Teleportation) được đề xuất năm 1993 để viễn chuyển một qubit bất kỳ một cách hoàn toàn bảo mật và hoàn hảo. Theo Physics World, đó là một trong năm phát hiện ấn tượng nhất trong 25 năm qua. Từ năm 2000, người ta bắt đầu đề cập đến Viễn tạo trạng thái lượng tử (Remote State Preparation). Cách viễn tạo này có ưu điểm hơn Viễn chuyển lượng tử khi trạng thái cần chuyển đã được biết. Các giao thức này tuy hoàn toàn chính xác nhưng không hoàn toàn bảo mật vì thông tin bị lộ cho người chuyển. 

Để bảo đảm bảo mật thông tin, năm 2008, TS Ân và một giáo sư Hàn Quốc đã đề xuất giao thức mới, đặt tên là Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử [Joint Remote State Preparation, N. B. An & J. Kim, J. Phys. B 41, 095501 (2008)]. Sau đó, tên gọi này đã được các tác giả khác trên thế giới sử dụng rộng rãi, và khá nhiều công trình cũng được công bố theo hướng mà ông và đồng nghiệp Hàn Quốc mở ra. 

Muốn thực hiện Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử, các đối tác phải chia sẻ một tài nguyên lượng tử đặc biệt, là các trạng thái rối lượng tử (Quantum Entanglement), thường là các trạng thái GHZ. Tuy nhiên, còn có nhiều trạng thái rối khác, chẳng hạn như trạng thái W, là trạng thái dễ chế tạo hơn và bền vững hơn so với GHZ. Vấn đề đặt ra là có thể thực hiện Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử hay không nếu sử dụng kênh lượng tử là các trạng thái W hoặc kiểu W? Câu hỏi này được trả lời là “Không”, dựa trên các phân tích theo hướng như đã làm khi sử dụng các trạng thái GHZ. Song, theo bài báo của TS Ân năm 2010, câu trả lời lại là “Có”: bài báo lần đầu tiên đã đưa ra một cách tách thông tin khôn khéo để giải quyết vấn đề. Cụ thể hơn, bài báo đề xuất các giao thức mới để đồng viễn tạo trạng thái một và hai qubit sử dụng các trạng thái W và dạng W như các kênh lượng tử và chỉ ra rằng, không phụ thuộc vào độ rối của kênh lượng tử, các giao thức vẫn thành công đối với bất cứ người nhận nào (kể cả khi không được trang bị đầy đủ về kỹ thuật) nhờ việc tách thông tin của trạng thái cần tạo một cách khôn khéo. 

Tuy nhiên, TS Ân cho rằng, cũng như nhiều giao thức lượng tử khác, giao thức đề cập trong bài báo của ông mới giới hạn ở các điều kiện lý tưởng. “Việc hiện thực hóa các giao thức lượng tử là rất khó và còn phải chờ đợi lâu nữa, cho tới khi công nghệ về Thông tin lượng tử đạt được mức độ chính xác cần thiết, vượt được qua các trở ngại do các điều kiện thực tế gây ra,” ông nói.

Ngoài ra, ông còn cùng các cộng sự mở rộng việc Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử cho nhiều tình huống thực tế khác nhau, đặc biệt đã cải tiến phương pháp thực hiện để đạt được các giao thức tất định, một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xử lý Thông tin lượng tử, làm giảm chi phí đáng kể trong việc sử dụng tài nguyên lượng tử, là các tài nguyên rất đắt tiền, đòi hỏi các kỹ thuật rất cao.

40 năm liên tục làm nghiên cứu khoa học, nhưng khi được hỏi, những yếu tố nào giúp ông theo đuổi được nghề nghiệp và đạt thành tựu, ông đã trả lời một cách không thể ngắn gọn và giản dị hơn: “Chuyên tâm và luôn bám nghề.”


Tiến sĩ Nguyễn Bá Ân đã thực sự trở thành một chuyên gia trình độ quốc tế trong lĩnh vực khoa học về Thông tin lượng tử, một lĩnh vực mới với những tiềm năng ứng dụng quan trọng trong tương lai. Trong khi những nghiên cứu về Thông tin lượng tử còn ít ở Việt Nam, bản thân TS Ân đã thu được những thành tựu nghiên cứu quan trọng và các công trình của ông được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Ông thường xuyên được Viện Nghiên cứu Cao cấp Hàn Quốc mời sang tham gia hợp tác nghiên cứu. Những đóng góp của ông trong lĩnh vực này chắc chắn còn có ý nghĩa khoa học lâu dài, đặc biệt sau khi máy tính lượng tử ra đời trong tương lai (thời điểm mà cộng đồng khoa học quốc tế chờ đợi sẽ là một bước ngoặt quan trọng của nhân loại, không kém gì so với sự ra đời của máy tính trong những năm1950 hay của mạng internet trong những năm 1980).

Với hơn 140 công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí ISI, TS Ân là một trong những nhà khoa học Việt Nam có trích dẫn quốc tế cao với h-index = 16 (theo thống kê của Viện Thông tin khoa học Hoa Kỳ ISI) và 21 (theo Google Scholar). Trong 5 năm gần đây (2008-2013), TS Ân đều có hơn 100 trích dẫn ISI mỗi năm. Tuy đã ở tuổi kề hưu, ông vẫn tham gia trực tiếp nghiên cứu vào các vấn đề cụ thể khác nhau và mỗi năm chủ biên công bố khoảng ba-bốn công trình trên các tạp chí ISI, góp phần nâng cao đáng kể uy tín quốc tế của cộng đồng khoa học Việt Nam. 


GS.TS. Đào Tiến Khoa - Giám đốc Trung tâm Vật lý hạt nhân,
Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam



(Vĩnh Thuận - Mỹ Đình - thứ bảy 17/5/2014 - 8h00)

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

TẬT XẤU NGƯỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ



(làm trai cứ nước hai mà nói)

                                                       Nguyễn Đức Dân

         “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên chuột cũng biết lo lót quà cáp cho mèo để việc đại hỉ được “đầu xuôi đuôi lọt” trong bức tranh dân gian nổi tiếng Đám cưới chuột

          Tay có ngón ngắn ngón dài, người có năm bảy hạng nên có những quan điểm sống trái ngược nhau. Do vậy tục ngữ cũng là tấm gương phản chiếu những tật xấu, nhân sinh quan của một bộ phận người Việt.
Trước hết đó là tính cá nhân, vị kỷ, chỉ biết vơ vén cho mình, cho gia đình, họ hàng, với lối sống khôn lỏi, ranh vặt: khôn sống mống chết, khôn ăn người dại người ăn. Và tạo ra những vây cánh họ tộc: trong họ ngoài làng, một người làm quan cả họ được nhờ.
          Người Việt trọng miếng ăn: đánh mõ không bằng gõ thớt, muốn ăn trước người, còn khó khăn, nguy hiểm đùn cho người khác: ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
         Của chùa, của người thì bồ tát mặc sức xài xả láng, còn của mình thì lạt buộc. Điều gì cá nhân không hưởng lợi thì không làm: ôm rơm rặm bụng.
         Việc chung sẽ có người khác lo, tội gì ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng, chỉ tổ lắm thóc, nhọc xay. Ấy vậy nên cha chung không ai khóc.
          Lối sống vô cảm cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi cũng sinh ra từ tính cá nhân, ích kỷ.
          Muốn sống yên ổn trong một xã hội nhiều tai bay vạ gió, con người phải thu mình lại, tránh những vạ miệng, nói năng nước đôi: người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo, làm trai cứ nước hai mà nói hoặc mũ ni che tai, việc ai chẳng biết.
          Có lối sống an phận lão giả an chi, nhẫn nhục im lặng ngậm miệng ăn tiền, cam chịu thân hèn không dám động đến những người quyền chức, còn do miệng quan trôn trẻ, lươn lẹo khó lường. Thấp cổ bé họng nhưng muốn sống an toàn nên sẵn sàng lo lót, chạy chọt.
          Dẫu nghề nào cũng “ăn”, cũng “tham nhũng vặt”: thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn nan, thợ hàn ăn thiếc... nhưng nghề làm quan thì hết biết: quan thấy kiện như kiến thấy mỡ. Nghề làm quan kiếm ăn dễ nhất, “khủng” nhất, tham nhũng lớn nhất khiến bà mẹ phải thốt lên: Con ơi mẹ bảo con này/cướp đêm là giặc cướp ngày là quan. Quan mới hay bới chuyện. Vô phúc mới lôi nhau lên quan. Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc, bởi nén bạc đâm toạc tờ giấy.
          Coi mình là trung tâm, cái gì của mình cũng hơn và thiên lệch đến vô lý: Ta về ta tắm ao ta/dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
          Mình là nhất nên không thích và cũng không có khả năng hợp tác, nhất là khi quyền hành nắm trong tay. Hậu quả là lắm thầy thối ma, lắm cha con khó lấy chồng. Tự cao đấy nhưng cũng lại tự ti đấy: văn mình, vợ người.
          Anh em sinh đôi của tính ích kỷ, cá nhân là bệnh háo danh, dẫu là hư danh. Trạng Quỳnh từng được người làng cầu cạnh giúp họ trở nên ông nọ bà kia, với cuộc đời một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Sinh thói trọng hình thức, rồi nạn mua quan bán tước.
          Có cầu ắt có cung. Hình thành những người hành nghề “chạy” (chạy chức, chạy quan, chạy bằng cấp, chạy huân chương, chạy danh hiệu...), và những người làm giả tất tần tật mọi thứ, tạo ra một xã hội đầy rẫy những giá trị giả.
         Háo danh nên chỉ thích được khen, khó chịu cả với những lời chê hợp lý. Người Việt chỉ sợ mang tiếng chứ không sợ làm điều xấu.
          Trong các từ điển tiếng Việt, chỉ có cụm từ (sợ) mang tiếng, (sợ) mất mặt mà không thấy (sợ) cái xấu. Còn công việc thì lại đùn đẩy nhau trách nhiệm, biên chế càng phình lên thì công việc càng rối và bê trễ, lắm sãi không ai đóng cửa chùa.
           Đáng sợ nhất là thói kèn cựa con gà tức nhau tiếng gáy, trâu buộc thì ghét trâu ăn, quan võ thì ghét quan văn dài quần và thậm chí không ăn thì đạp đổ.
Một xã hội mà tính cá nhân, đố kỵ nổi trội lại rất háo danh và coi trọng hình thức sẽ không có chỗ đứng cho những người tài, muốn đóng góp cho đất nước luôn vươn tới những tầm cao mới.
Đánh chó phải ngó chủ
Nhiều vụ việc trong đời sống, nhiều cách hành xử cho thấy người Việt rất nhớ câu đánh chó phải ngó chủ, gió chiều nào che chiều ấy, cốt sao được an toàn. Và cũng là lối sống phù thịnh, chẳng ai phù suy. Ai chẳng may gặp rủi ro, thất thế thì người ta nhờ gió bẻ măng, thừa cơ đục nước béo cò, giậu đổ bìm leo dìm cho chết luôn.
TB: Bài này của thày đăng trên Web Văn Học và Ngôn Ngữ Thứ sáu, 11 Tháng 4 2014 19:14,
        P thấy hay nên chuyển vào đây để các bạn xem.