Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Thầy ĐỨC DÂN trên báo ngày 20-11



Hôm nay mới mở hộp thư điện tử, mừng quá thấy có thư của thầy DÂN. Thầy gửi bài báo viết về Thầy: "Người Thầy toán dạy văn" đăng ở trang chủ của báo điện tử Công An TP HCM. 
Mừng thì mừng, nhưng nghĩ lại thì trò có lỗi lớn với Thầy, chẳng có lời nào chúc mừng Thầy nhân dịp Ngày Nhà Giáo. Thật đáng trách phạt.

Em xin lỗi Thầy và xin phép Thầy đưa bài báo lên Blog của lớp G để các bạn cùng đọc.

Kính chúc Thầy cùng gia đình đầy sức khỏe và hạnh phúc.





Email của Thầy DÂN:


2012/11/20 Nguyen Duc Dan <ngducdan@yahoo.com>

Thuận,
Sáng nay, 20.11.2012, trên báo Công an Tp HCM có bài Thầy toán dạy văn viết về tôi. Báo mạng của CA tp HCM đăng bài này ở ngay trang chủ. Thuận đọc cho vui. Tiếc là họ viết quá ít về lớp G của các bạn.
Trang điện tử: www.congan.com.vn



KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM


Thầy toán dạy văn
Thứ ba, 20/11/2012 09:24
(CATP) Giản dị và từ tốn, nhưng cái cẩn trọng của một nhà khoa học và sự nghiêm nghị của người thầy vẫn phát tiết ra bên ngoài, khiến cho không ít học trò phải sợ mỗi khi đứng trước mặt, dù có người cũng đã là tiến sĩ, giáo sư. Nghề giáo là nghề mô phạm, đạo đức mô phạm và kiến thức cũng phải mô phạm. Học trò sợ thầy trước hai điểm đó thì xem như không uổng một đời gắn với cái nghiệp trồng người. Ở tuổi 77 với 55 năm nghiên cứu và giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ học trò, GS.TS Nguyễn Đức Dân là một người thầy như thế.

 
Giáo sư Nguyễn Đức Dân trong ngày nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Đã 55 năm trong nghề dạy học. Buồn có nhưng vui nhiều. Nhiều kỷ niệm, nhưng kỷ niệm về những năm đầu vào nghề thầy mãi mãi không quên. Năm 1954, tốt nghiệp phổ thông 9 năm, lúc này chưa mở ĐH Tổng hợp, chàng trai Nguyễn Đức Dân thi vào Khoa Toán - Lý Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhập học khóa đầu tiên, đầu năm 1955, sau hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Sau hơn nửa tháng trong  trường, cậu sinh viên được gọi đi học lớp “Bổ túc văn hóa”. Tên là vậy, nhưng đây là lớp học chuẩn bị cho học sinh đi học ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Năm tháng sau, gần cuối khóa chàng trai nhiều hoài bão bị trả về địa phương. Vì là con địa chủ, mặc dù bố là đảng viên, được Huân chương Kháng chiến hạng 2, và lúc đó cũng đang tham gia đội cải cách ruộng đất.

Nhưng rồi cậu sinh viên cũng trốn được lên thành phố Nam Định. Chờ thi lại vào sư phạm, cậu đi đẩy xe than cho Nhà máy dệt Nam Định chuẩn bị tái hoạt động. Vẫn thi lại khoa Toán - Lý, ĐHSP, trở thành sinh viên khóa 2, gọi là hệ 3 năm nhưng thực tế có hai năm rưỡi, hai kỳ học hè cũng thành một năm. Tháng 6-1957 tốt nghiệp. Trong giấy kê khai nguyện vọng công tác, chàng tân cử nhân xin về dạy tại thành phố Nam Định, nơi bố mẹ làm việc. Sau đó không có bất kỳ một “động tác” nào khác ngoài việc chờ và chờ...
Đầu tháng 8-1957, một hôm đang nằm khểnh trên giường tầng đọc truyện tại khu học xá Bạch Mai ĐHSP - thời Pháp gọi là Đông Dương học xá - thì một người đến tìm. Cầm giấy mời, cậu sinh viên vừa ra trường được nghe câu “Mời giáo sư tới họp Hội đồng giáo sư của trường”. Trong bộ dạng một người vừa tụt trên tầng hai xuống với quần xà lỏn và áo thun ba lỗ, ngượng chín cả người. Niềm vui òa tới, tân cử nhân được về dạy ở Hà Nội, lại được về Trường Chu Văn An - Trường Bưởi - một trường danh giá nhất Hà Nội thời đó. Kể từ đó, bắt đầu bổn phận của người thầy.

Giáo sư Nguyễn Đức Dân hồi đó đọc và học thêm rất nhiều về Toán sơ cấp. Chủ yếu là sách Nga và sách Pháp. Các lớp Lý thuyết hàm phức của GS Lê Văn Thiêm, vận trù học, lý thuyết quy hoạch... của GS Hoàng Tụy, cơ học lượng tử, vật lý lý thuyết của GS Hoàng Phương, chủ nhật dự các chuyên đề lý thuyết ôtômát, máy turing, Lô gích toán của GS Tạ Quang Bửu... Vì vậy, đôi khi bị đụng giờ học với những buổi đi họp. Bức xúc, khoảng tháng 5-1962, thầy viết một bài dài “Họp hành nhiều quá!” hơn nửa trang báo Thủ Đô Hà Nội, than phiền Sở GD tổ chức họp hành nhiều quá, không tạo điều kiện cho giáo viên học thêm. Theo giáo sư, hồi đó, cơ quan nào bị đưa lên mặt báo là nặng nề lắm. May mà thầy không bị trù dập gì cả. Sở vẫn tín nhiệm. Ông Phạm Quang Hiểu, Phó giám đốc, Bí thư Đảng Đoàn Sở GD, chỉ nói một câu “Tay ấy kêu như vậy, đưa tay ấy lên sở xem hắn sắp xếp họp hành thế nào”. Và thầy được điều lên Phòng Phổ thông, phụ trách chỉ đạo bộ môn toán cấp 3 của Sở GD Hà Nội. Năm ấy giáo sư mới 26 tuổi.

Về sở, thầy được thỏa sức thực hiện nguyện vọng của mình: bồi dưỡng học sinh giỏi toán và in (ronéo) được mấy số Bồi dưỡng toán học. Lớp “Bồi dưỡng toán” của Hà Nội được tổ chức. Những giáo viên giỏi của Hà Nội được mời dạy lớp này. Chủ yếu, thầy lấy từ những tài liệu tiếng Nga, những bài viết nâng cao từ tập san Matematika v szkole (toán học trong nhà trường), sau thêm tạp chí Kvant (lượng tử) và quyển Những suy luận có lý của Polya. Những lớp này có kết quả rõ rệt. Mấy năm liền đều giành giải cao nhất trong kỳ thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc. Hồi đó, mỗi tỉnh được cử một đội năm người. Riêng Hà Nội được cử ba đội. Năm 1963, ba đội của Hà Nội chiếm ba hạng đầu. Vũ Hoài Chương và Đoàn Trịnh Ninh chiếm hai giải nhất nhì. Trong những lớp này nhiều học trò về sau thành đạt về khoa học. Ở TPHCM, có GS.TSKH Phan Quốc Khánh từng làm Hiệu trưởng ĐHKH tự nhiên; GSTS Đào Văn Lượng, Hiệu trưởng Trường ĐHCN Sài Gòn...

Năm 1965, Bộ GD cho thí điểm mở hai lớp chuyên toán của Hà Nội, thầy xin dạy lớp chuyên toán G đặt ở Trường cấp 3 Xuân Đỉnh. Nhiều học trò thành đạt, và lớp này gắn bó với nhau đặc biệt. Gần 40 năm  nay, vào ngày Tết mỗi năm các học trò lại gặp nhau tại Trường Xuân Đỉnh, thêm cả dâu, rể. Năm 1966, thầy được cử đi làm nghiên cứu sinh tại Ba Lan. Số phận đưa đẩy thầy sang một môi trường khác: nghiên cứu ngôn ngữ học.

Nhưng nhờ vậy mà ngành ngôn ngữ học Việt Nam nhận được những đóng góp to lớn của giáo sư. Việc áp dụng kiến thức toán học trong các nghiên cứu về ngôn ngữ trên thế giới đã mang lại rất nhiều thành tựu. Riêng ở Việt Nam, ở các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn thì gặp nhiều khó khăn vì cả người học và người dạy ít chú trọng đến các phương pháp của toán học. Đọc các công trình của giáo sư Nguyễn Đức Dân bao giờ  người ta cũng thấy tính logic, lập luận chặt chẽ, và thường thì rất khó vì hàm lượng toán học trong đó. 55 năm tham gia công tác nghiên cứu giảng dạy, giáo sư Nguyễn Đức Dân đã đào tạo hàng ngàn sinh viên, gần 30 tiến sĩ. Và có thể nói, ở Việt Nam, giáo sư là chuyên gia đầu ngành về logic, ngữ nghĩa, lập luận. Ông cũng là nhà Chomsky học hiếm hoi ở nước ta đến thời điểm này (Chomsky là nhà ngôn ngữ học lừng lẫy nổi tiếng với công trình ngữ pháp tạo sinh. Các phát minh của ông còn ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác như Toán học, Vật lý học, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo...).
Duy Trung




(Vĩnh Thuận - Ngọc hà - Hà nội - 21/11/2012)
Nguồn: 
http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1101&id=483896

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

THĂM THẦY ĐỊNH nhân dịp 20-11

Nhân dịp 20-11 năm nay, chúng tôi rủ nhau đi lên Xuân Đỉnh thăm Thầy Hoàng Mai ĐỊNH.
Sáng nay thứ Hai 19-11-2012, anh Bùi Minh Tân đến Ngọc Hà đón tôi và hẹn anh Vũ Phú Tường lên thẳng thôn Đông chờ nhau. Đúng 10h00, anh Tân chở tôi lên đến đầu thôn, sau vài phút, anh Tường đến nơi hẹn. Ba chúng tôi vào nhà Thầy Định.

Trên FB www.facebook.com/thuan.nguyenvinh.39 tôi viết: Lớp "toán đặc biệt" 8-9-10G chúng tôi được Sở GD Hà nội thành lập ở Trường PT cấp 3 Xuân Đỉnh năm 1966-1968. Thầy chủ nhiệm đầu tiên là Nguyễn Đức Dân, sau đó là thầy Hàn Liên Hải và 2 năm cuối là thầy Hoàng Mai Định. Sáng nay 19-11-2012 chúng tôi đi thăm Thầy Hoàng Mai Định và vợ là cô Được ở thôn Đông, xã Xuân Đỉnh. (www.facebook.com/media/set/?set=a.193849037418554.49007.100003803780138&type=1 )


Xin bấm vào giữa ảnh để xem ảnh to và rõ hơn.

Thầy Định và cô Được tiếp học trò cũ ở ngôi nhà tại thôn Đông - xã Xuân Đỉnh.



Cây Lộc vừng trước cửa nhà Thầy:

Hoa (Lộc vừng) và Trái (Quất) nhà Thầy Cô:

Cô Được là học sinh Xuân Đỉnh, tốt nghiệp khoa Sử ĐHSP HN1 (cùng lớp với nhà văn Ng. Huy Thiệp) và về Trường cũ dậy học cho đến khi nghỉ hưu. Hai Thầy Cô gắn bó suốt đời dạy học với ngôi trường PTTH Xuân Đỉnh.

Anh Bùi Minh Tân lần đầu tiên đến thăm nhà Thầy xây mới to đẹp:

Cô Được mời trà ba chúng tôi - các học sinh cũ của Thầy:

Thầy trò ôn lại chuyện ngày xưa:

Cô Được xem tấm ảnh Thầy Định chụp cùng cả lớp G trong Hội Xuân đầu năm 2012 ở Vườn Xoài - Đông Anh:

Thầy vui mừng với sự thành đạt của các trò lớp G:

Anh Tường chụp cho tôi tấm ảnh ngồi cạnh Thầy:

Anh Tân và Tường kể với Thầy về tình hình các bạn trong lớp:

Trước khi ra về anh Tân và Tường chụp cùng Thầy Cô bức ảnh kỷ niệm:

Chúng tôi nhờ 1 cháu SV Đại học Nội vụ (CĐ Văn thư - lưu trữ cũ) chụp Thầy Cô với 3 trò cũ 1966-1968, thời bom đạn Mỹ đánh phá miền Bắc:

Chúng tôi chào Thầy Cô để ra về và kính chúc Thầy Cô mạnh khỏe và hạnh phúc

Hoa Lộc vừng nở trong sân nhà Thầy Định:



(Vĩnh Thuận - 19/11/2012)

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Chị NHUNG đập hộp con iPhone 5

Sáng thứ Năm 8-11-2012 chúng tôi hồ hởi đến Câu lạc bộ Trà Bách Thảo để gặp hai hoa hậu Hồng Nhung và Mỹ Hạnh. PGS. Hồng Nhung đập hộp con iPhone 5 học sinh vừa biếu. Thế là hôm nay CLB có chuỗi ảnh ngon lành cành đào rồi. Mời bà con Xuân Đỉnh coi nhé.

Nắng vương nhẹ trên vai hai chị Hạnh & Nhung:





Anh Tân chém gió gì đó với chị Hạnh:

Chị Khương (Lớp K13 toán Đại học Tổng hợp) bàn về "Diện chẩn" và dưỡng sinh với chị Hạnh và anh Tân:


Anh Nội kể chuyện dạy học cho sinh viên ở miền núi Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang...

Phó nháy Thuận được anh Tường chụp cho 1 pô ảnh với 2 hoa hậu câu lạc bộ:

Anh Tường cùng anh Kim Cương - nhà thơ của lớp toán ĐHTH



(Vĩnh Thuận - 14/11/2012)

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

QUỸ CÂU LẠC BỘ TRÀ BÁCH THẢO


Câu lạc bộ Trà - Cà phê Bách Thảo lập ra hội được đủ thiên thời địa lợi nhân hòa, trừ những ngày thời tiết không thuận. Được các bạn nhiệt liệt hưởng ứng, CLB là nơi các ông bà lão tuổi già thư giãn đời hưu trí, là nơi các bạn ôn lại tuổi trẻ tươi đẹp và là nơi gắn kết tình cảm Lớp G Xuân Đỉnh cùng các bạn bè mọi nơi mọi lứa.

Ban Chủ nhiệm CLB xin tri ân các anh chị tích cực tham gia sinh hoạt CLB và đã tài trợ tiền trà. Xin nêu bảng tài chính công khai để các bạn cùng biết (danh sách này sẽ được cập nhật sau mỗi kỳ sinh hoạt CLB).


QUỸ CLB TRÀ CÀ PHÊ BÁCH THẢO
LỚP G XUÂN ĐỈNH

Đơn vị tính: nghìn đồng

Ngày tháng
Tài trợ tien va Chi sinh hoạt CLB
Chi
05-7
Tài 200 Tường 200 Lân 500 tài trợ

900
05-7
Chi sinh hoạt CLB ngày 5-7
200
700
12-7
Nhung tài trợ 300K

1000
12-7
Chi trà - cafe
100
900
26-7
Tân tài trợ 100K

1000
26-7
Chi trà - cafe
150
850
01-8
Chi trà – café ở Ng.Quang Bích
(thứ Tư)
150
700
09-8
Quỳ tài trợ 100K

800
09-8
Chi sinh hoạt CLB ngày 9-8
(Quy, Tan, Dat, Thuan
115
685
13-9
Chi sinh hoạt CLB ngày 13-9
(Quy, Tuong, Thuan, So-K13)
100
585
20-9
Chi sinh hoạt CLB ngày 20-9
(Quy, Noi, Thuan)
70
515
4-10
Quỳ tài trợ 200K

715

4-10
Chi sinh hoạt CLB ngày 04-10
(Quy, Noi, Tan, Thuan)
65
650
11-10
Chi CLB ngày 11-10
(Nhung, Noi, Tuong, Thuan)
100
550
25-10
Tân tài trợ 100K

650
25-10
Chi sinh hoạt CLB ngày 25-10
(Khương - Quy, Noi, Tan, Thuan, Điều)
135
515
1-11
Tài tài trợ 200K

715
1-11
Chi CLB ngày 1-11 (Tân, Tường Thuận, Tài. Hùng – Cương, Khương, Sở)
140
575
8-11
Nhung tài trợ 200K
(Nhung, Hạnh, Tường, Nội, Tân - Khương, Cương, Thuận, Lưu [chi tiền trà  CLB – 220K]

775









Tham khảo thêm:
http://k13toan6872.blogspot.com/2012/11/quy-clb-tra-ca-phe-bach-thao.html


(Thuận mít lập biểu - Bách Thảo - 12/11/2012)

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

ẢNH 3D PHỐ CỔ HÀ NỘI


THỨ BA, NGÀY 06 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 2012


Phố cổ Hà Nội đỏm dáng nhờ 3D

Chợ Đồng Xuân
Bongbvth - Lâu nay, những hình ảnh về phố cổ Hà Nội chỉ được lưu giữ từ nhiều nguồn tư liệu phim ảnh, những miêu tả văn bản, báo chí, công trình nghiên cứu cổ học…
Công nghệ thời hiện đại cùng với sự sáng tạo của những người đam mê đã giúp cho con người làm sống lại với màu sắc, khung cảnh, đường nét sinh động của các di vật, tranh ảnh thời cổ xưa.
Dưới đây là những tác phẩm đồ hoạ của Dự án “Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng 3D" do Nhóm 3D Hà Nội thực hiện.
Dựa trên các công nghệ hiện đại, nhóm thực hiện dự án đã có sự khảo cứu nghiêm túc các tư liệu lịch sử về Hà Nội để có thể tái hiện một cách chân thực và sinh động nhất không gian văn hoá của thủ đô cách đây 1 thế kỷ.
Mời các hàng xóm làng Mạng cùng xem:




NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI



GÁNH CỐM RONG



KHUÊ VĂN CÁC



PHỞ GÁNH



TẾT TRUNG THU Ở KHU PHỐ CỔ



GÁNH HOA SEN



KHU PHỐ CỔ ĐÓN TẾT



PHỐ HÀNG BUỒM



PHỐ HÀNG BẠC



VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM



Ô QUAN CHƯỞNG



CHỢ ĐỒNG XUÂN
(M.T - sưu tầm)

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

ĐÔNG ANH hiếu học


(Chùa Sái ở xã Thụy Lâm - Đông Anh)

Tia Sáng -- 01:47-06/11/2012 

Dấu ấn nền cựu học trên đất Đông Anh

Vũ Thị Như Quỳnh


Chùa Cổ Loa (Bảo Sơn Tự), một di tích nổi tiếng
ở Đông Anh.
Trong quá khứ, Đông Anh nổi tiếng có nhiều người thi đỗ tiến sĩ. Ngày nay, vùng đất này vẫn giữ được truyền thống thờ cúng các bậc tiên hiền hay tục tạ ơn, trả lễ thầy dạy.

Nho giáo vốn không phải tư tưởng được người Việt sáng tạo ra mà được truyền bá vào nước ta từ thời Bắc thuộc, qua những người quan lại của chính quyền đô hộ. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu xuất hiện ở nước ta cho tới ngày nay, Nho giáo đã trở thành một phần diện mạo văn hóa Việt, có ảnh hưởng lớn đến những thành tố văn hóa khác. Khi vào Việt Nam, tư tưởng Nho giáo đã chung sống hài hòa với những tư tưởng bản địa cũng như yếu tố ngoại lai khác để trở thành một nét văn hóa mang bản sắc của người Việt Nam. Như nhận xét của Gs Trần Đình Hượu “Ta bắt gặp trong thực tế một thứ Nho giáo không thuần nhất, đã luôn luôn dung hợp với tư tưởng Âm Dương, Phật, Đạo, lại kết hợp với tín ngưỡng, tập quán, tư tưởng địa phương…” [6, 84]. Thực tế cho thấy, Nho giáo và truyền thống học hành, thi cử theo tư tưởng Nho giáo đã lưu dấu ấn sâu đậm trong đời sống người Việt xưa, được ghi lại nhiều trong ca dao, tục ngữ:

Canh một dọn cửa dọn nhà
Canh hai dệt cửi canh ba đi nằm.
Bước sang cái trống canh năm,
Trình anh dậy học còn nằm làm chi
Nữa mai chúa mở khoa thi,
Bảng vàng chói lọi kia đề tên anh.
Bõ công cha mẹ sắm sanh,
Sắm nghiên sắm bút cho anh học hành.
  (Ca dao)


Với vị trí ngoại vi của thành Thăng Long, trung tâm giáo dục thời phong kiến, Đông Anh có nhiều điều kiện để phát triển nền học vấn Nho giáo và thực tế đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

Sách Đông Anh với nghìn năm Thăng Long – Hà Nội trang 126-127 đã có thống kê rất cụ thể và chi tiết về số lượng người thi đỗ đạt ở huyện Đông Anh qua các thời kỳ cũng như đặt những con số này trong mối tương quan với kinh đô Thăng Long. 

Theo sách này, Đông Anh là huyện có tổng số người thi đỗ tiến sĩ nhiều thứ hai trong tổng số 29 quận, huyện của Hà Nội - theo quy hoạch đến năm 2012, với tổng số 56 người đỗ đại khoa trong đó có ba Thám hoa, 13 Hoàng giáp, 39 Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và 1 Phó bảng. Đứng đầu danh sách này là huyện Thường Tín với 64 người. 

Đông Anh cũng là một trong tám quận, huyện có trên 35 người đỗ tiến sĩ. Theo thống kê này, số người đỗ đại khoa ở Đông Anh chiếm 8,41% số người đỗ đại khoa của cả Thăng Long – Hà Nội, đứng sau huyện Từ Liêm với 9,61%. 

Nền cựu học ở Đông Anh không chỉ đạt nhiều thành tựu mà tri thức của nền học vấn này đã đi vào đời sống của người Đông Anh, một cách tự nhiên qua quá trình lịch sử lâu dài. Ngày nay còn có thể thấy dấu ấn của những tri thức ấy qua những tục lệ cổ truyền, truyền thống thờ cúng các bậc tiên hiền.

Theo sách địa chí Cổ Loa, người dân ở đây còn có tục ăn tết mùng 10 tháng 10 - ngày lễ thầy hàng năm của nhân dân Cổ Loa. Ngày này, nhiều gia đình làm bánh dày, bánh hình tròn, nhân đường, to nhỏ khác nhau, để tạ ơn thầy dạy, trả lễ thầy.

Một biểu hiện khác của tinh thần hiếu học ở người Đông Anh là người dân nơi đây thờ cúng các danh nhân có công trong việc tạo dựng và phát triển nền học vấn Nho giáo, có thành tích cao trong thi cử hoặc có công lớn với đất nước.

Dục Tú là một thôn lớn ở Đông Anh, quê hương của ông đầu xứ Ngô Tất Tố và Nguyễn Huy Tưởng, hai nhà văn cách mạng đương đại. Tại đình Dục Tú có đến thờ Sĩ Nhiếp - công trình kiến trúc đã được xếp hạng Di tích quốc gia năm 1995. Công trình này cũng rất gần với chùa Dâu - Bắc Ninh, một trong những nơi thờ Sĩ Nhiếp nổi tiếng cả nước. Sĩ Nhiếp - người giữ chức Thái Thú Giao Châu, người đầu tiên truyền bá Nho giáo và đặt những viên gạch đầu tiên cho nền cựu học ở Việt Nam. Công lao của ông được nhân dân ghi nhận. Theo Thần phả đình làng, có lần qua đất Dục Tú, Sĩ Nhiếp đã dừng chân nghỉ ngơi, vịnh thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi đây. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ nơi ông dừng chân năm xưa và suy tôn ông là Thành Hoàng làng. Hàng năm, vào ngày 12 tháng 2 (âm lịch), dân làng lại tổ chức lễ hội với nghi thức tế, lễ để tưởng nhớ công lao của ông.

Đình Lại Đà ở xã Đông Hội thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Ông là vị Trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Nho giáo ở Việt Nam. Nguyễn Hiền quê ở Nam Định, lúc nhỏ khôi ngô, tuấn tú, học giỏi. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1247, khi nhà Trần tổ chức kỳ thi Thái học sinh, lần đầu tiên đặt ra ngôi bậc Tam giáp gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Nguyễn Hiền đã đạt danh hiệu Trạng nguyên, lúc ấy ông 12 tuổi. Tương truyền, ông đã đối đáp với sứ Trung Quốc và đã chứng tỏ cho người phương Bắc thấy nước Nam có nhân tài, khiến họ phải nể phục. Khi làm quan, Nguyễn Hiền cũng có nhiều đóng góp cho nhà Trần. Sau khi ông mất, triều đình phong ông là Nguyễn Đại vương Thành hoàng và tôn làm thần. Lại Đà thôn là một trong 32 nơi lập đền phụng thờ ôngI

Đền thờ Hoàng Giáp Lê Tuấn Mậu: Cụm Di tích lịch sử Đền Sái - Đình Thụy Lôi - Đền Thờ Tiến sỹ Lê Tuấn Mậu đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1986. Ông làm quan ngót bốn chục năm, từng được trao chức Đô Ngự Sử, về sau được thăng dần đến chức Lễ Bộ Thượng Thư. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, vì quyết không chịu khuất phục, ông bị Mạc Đăng Dung giết. Các triều đình phong kiến Việt Nam phong nhiều sắc phong ghi nhận công đức của ông, qua quá trình lịch sử đã bị thất lạc nay chỉ còn lại 10 chiếc được lưu giữ tại Gia tộc họ Lê Tuấn ở Thụy Lôi - Thụy Lâm - Đông Anh - Hà Nội.

Nhà thờ tiến sĩ Đỗ Túc Khang: Nhà thờ họ Đỗ Đại tôn thôn Giao Tác đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích Lịch sử - Văn hoá năm 1990. Đây là nơi thờ cúng của một dòng họ lớn từ Bồng Sơn Thanh Hoá ra, đến đời thứ ba là ông Đỗ Hoan lấy hai bà vợ, bà cả là Phạm Quý Thị, bà hai là người họ Vũ, cả hai bà đã sinh được năm người con trai thì bốn người đỗ Đại khoa, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Túc Khang.

Việc dùng chữ Hán và phát âm theo giọng Hán-Việt khiến cho tinh thần hiếu học ở Đông Anh có điều kiện vật chất trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp mà người xưa đã tạo dựng và gìn giữ đến ngày nay cho con cháu. Chúng ta đã thật khôn ngoan khi mượn chữ Hán để làm chữ viết nhưng lại đọc theo cách riêng của Việt Nam gọi là giọng Hán Việt còn lưu giữ đến tận ngày nay trên những hoành phi, câu đối trong các công trình tín ngưỡng ở Đông Anh.

Ngày hôm nay, dạo bước trên mảnh đất này, ngắm nhìn những di tích lịch sử hay miếu mạo chùa chiền, tất cả đều gợi cho ta nhớ một thời vàng son của nền cựu học, một truyền thống mà những thế hệ sau được kế thừa với niềm tự hào về những người đi trước vừa dũng cảm, vừa tài hoa, như một ý thơ quen thuộc“lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”…

TƯ LIỆU THAM KHẢO

1.    Bùi Xuân Đính, Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, 2004.

2.    Bùi Xuân Đính, Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, 2010.

3.    Bùi Xuân Đính, Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, 2010.

4.    Nguyễn Quang Ngọc, Địa chí Cổ Loa, NXB Hà Nội, 2010.

5.    Trần Quốc Vượng, Bản sắc văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, 2003.

6.    Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005.

--------------------------------

wikipedia.org/wiki/ Nguy%E1%BB%85n_Hi%E1%BB%81n).

(Vĩnh Thuận sưu tầm - 7/11/2012)