Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Xem tranh Lập Thể (Đình Tài 12/2015)




XEM TRANH TRÌU TƯỢNG

Nguyễn Đình Tài

Sáng chủ nhật, Cao Hứng, thằng bạn học phổ thông, phone cho tôi:
- Sĩ à, thằng Võ Thượng có nhắn mời tao và mày đến xem show tranh của nó ra mắt sáng nay. Đi nhá, nửa tiếng nữa tao sẽ đưa xe đón mày tận nhà. Thế nhá! – Nói rồi hắn dập máy không cho tôi mở mồm trả lời. Đành vậy, cũng may hôm nay tôi chưa có kế hoạch gì, mà cô vợ lại vừa đi dã ngoại với hội lớp phổ thông.
Gần một tiếng sau, nghe bíp bíp đầu ngõ, tôi ra.Cao Hứng (thực ra tên đầy đủ của hắn là Cao văn Hứng, nhưng cả lớp quen gọi Cao Hứng) không đi một mình, mà cùng với thằng con trai 10 tuổi béo phì, hai má bánh đúc.




- Cháu tên là gì? – Tôi hỏi.
- Dạ, Bíp ạ. – Thằng bé đáp.
- Ối dào, tao phải “kèm thêm cái đuôi này” thì bà xã mới cho đi.Đi đâu “mẹ quản giáo” ấy cũng nghi ngờ, chưa kể phải “nộp đủ thuế” từ tối qua.– Cao Hứng bực mình.
- Mẹ là nhà giáo chứ có phải quản giáo đâu hả bố. Với lại, mẹ nghi ngờ cái gì ạ?Sao bố lại phải nộp thuế cho mẹ?
- Đừng hỏi lằng nhằng! Lớn lên rồi mày khắc biết!
- Này, cái thằng Võ Thượng hồi học với bọn mình có biết vẽ vời gì đâu mà bây giờ lại thành họa sĩ là sao? Mà nó vẽ tranh loại gì?– Tôi hỏi Cao Hứng.


- Ôi dào, thằng cha ấy đảo lắm nghề lắm. Nghe đâu, trước đây, có thời hắn làm ở một công ty thoát nước, sau đó chuyển sang một doanh nghiệp chuyên san lấp nền, đổ phế. Còn vẽ tranh gì à?Hắn bảo hắn vẽ tranh trừu tượng.Loại tranh này, nghe bảo, voi, khỉ cũng vẽ được huống chi là người.– Cao Hứng đáp.



Đến nơi rồi.Một áp-phích lòe loẹt với hàng chữ “Hớp hồn – Đệ nhất tranh Võ Thượng” treo trên cửa vào. Võ Thượng trong chiếc áo cộc tay lòe loẹt cổ ngắn một hàng cúc, vạt thả ngoài quần, miệng cười toét,  xòe bàn tay to, mập bự, thô ráp bắt tay thằng Cao Hứng và tôi. Cái đầu đinh của hắn lắc la lắc lư ra chiều hài lòng, đắc chí. “Đúng là bàn tay của dân “cống, nền”, Tôi nghĩ, “Chả có dáng gì của họa sĩ, trừ có tí ria mép tỉa nhỏ vớt vát  lại đôi chút”.
- Vào đây, vào đây, mời các ông chiêm ngưỡng các sản phẩm của tôi! Ái chà,  thằng Cao Hứng lại còn đem theo cả cậu ấm Xu Mô nữa cơ à? – Thượng xoa đầu thằng bé.
- Chào bác Thượng đi con! – Cao Hứng nhắc thằng bé.


- Cháu chào bác Thượng ạ, nhưng Xu Mô là ai hả bác?
- Là những thằng béo, bụng to, mông to như hai bác cháu mình ấy. Nhưng cháu đừng lo, khối hoa hậu mê mệt Xu Mô đấy!



Chúng tôi dừng trước một bức tranh toàn một màu nâu với ba đĩa đen nhỏ hình bát úp. Dưới bức tranh là dòng tựa đề “Đàn bò gặm cỏ”.
- Bác Thượng ơi, sao cháu chẳng thấy con bò nào trong tranh cả?– Thằng Bíp ngơ ngác.
- Ơ cái thằng này, bò nó gặm cỏ xong thì nó bỏ đi hết chứ ở lại đấy làm gì mà mày đòi nhìn thấy! – Bác Thượng trả lời.
- Nhưng cháu cũng không thấy ngọn cỏ nào?
- Bò ăn hết cỏ rồi thì còn trơ ra cái gì, bác hỏi mày?
- Đất ạ, a cháu hiểu rồi, màu nâu đây chính là đất! – Thằng Bíp phấn khởi.
- Ô, nhưng còn 3 cái đĩa đen là gì hả bác? A, là 3 bãi cứt bò! - Thằng Bíp reo lên.
- Mày phải nói là phân bò, hiểu chưa, thằng béo. – Bố thằng Bíp véo nhẹ vào tai nó.



May mà nó hiểu ra nên hai chúng tôi cũng vỡ ra.Tôi ngó quanh, thấy các vị khách nghẹo đầu ngắm tranh, rồi lại gật gù ra chiều “đà điểu bắt đầu hiểu”. Bỗng thằng Bíp lấy tay chỉ vào bức tranh toàn một màu đen xì ở giữa có hai đốm đỏ chót và hỏi:
- Bác họa sĩ ơi, tại sao bức tranh này lại có tên là “Hai người linh châu Phi trò chuyện giữa hai trận đánh đêm” ạ?Cháu có nhìn thấy người lính nào đâu? Hay họ đã chết nên bị chôn mất rồi? – Thằng Bíp không chịu được nữa lại lên tiếng.
- Bác hỏi: người lính da đen trong đêm tối liệu mắt mày có nhìn thấy không? – Họa sĩ hỏi.
- Dạ, không?





- Thế hai đốm đỏ này là gì?
- A, là hai điếu thuốc đang cháy ạ. Cháu hiểu rồi, đây là hai người lính da đen đang vừa nói chuyện với nhau vừa hút thuốc trong đêm. – Thằng Bíp reo lên. Tôi liếc nhanh sang Cao Hứng. Hắn nghiêng đầu, ghé vào tai tôi “Tranh loại này, mày bảo, bán cho ai?  Khiếp, bức nào cũng đính giá hàng trăm đô la!”. “Chắc bán cho Tây!”Tôi đáp.“Có Tây điên mới mua!”Cao Hứng ngao ngán.
- Nào, lại đây, tôi cho các bố xem tác phẩm tôi mới hoàn thành hôm qua.
Nói rồi, Võ Thượng kéo tay tay tôi và Cao Hứng đến một bức tranh treo trong góc phòng. Trong tranh là một cái miệng với đôi môi dày, thâm xì bao quanh hai hàm răng trắng nhởn cắn chặt vào nhau và phủ lên cái miệng là một cái mạng nhện. Tranh có tựa đề “Nạn đói ở Ê-tô-pi”.




- Sao, các bố thấy thế nào?Ấn tượng không? – Thượng hứng khởi.
- Bác ơi, cháu không hiểu, tại sao lại mạng nhện phủ lên mồm? – Thằng Bíp mở mồm vì không nhịn nổi.
- Bác hỏi mày, cái gì để lâu không dùng đến thì sao?
- Thì mốc meo, thì, thì… nhện mò đến chăng tơ.
- Thế thì đói, lâu ngày không được ăn thì nhện đến chăng tơ vào đâu? – Họa sĩ gợi ý cho thằng bé.
- A, cháu hiểu rồi, vào mồm chứ vào đâu nữa! – Thằng Bíp reo lên.
Cao Hứng lại nghiêng đầu, ghé vào tai tôi “Thực ra, nếu thế thì cả hậu môn cũng phủ tơ nhện chứ không riêng gì miệng.”
- Sao, hai ông có ý gì thế? – Võ Thượng nhìn chúng tôi, chờ đợi.
- Tuyệt “cú mèo”! Ông học từ lúc nào mà vẽ độc như vậy?– Cao Hứng tấm tắc.
- Ôi dào, vẽ như bác, dễ ợt, không học, cháu cũng vẽ được. – Thằng Bíp dại mồm.
- Câm mồm, thằng ranh, bố cấm mày ăn nói ba lăng nhăng! – Cao Hứng véo mạnh tai thằng bé.




Trước khi chia tay, Võ Thượng tặng cho hai chúng tôi mỗi đứa một món quà. Dĩ nhiên, đó là hai “siêu phẩm” của hắn.Cao Hứng được một bức tranh trong đó vẽ bầu trời xanh, một mảng mầu vàng hình thoi méo có đính 3 sợi dây đen ở 3 góc dưới. Võ Thượng tay phải cầm tranh, bàn tay trái úp vào dòng tựa đề, nói:
- Nào, bố con ông Cao Hứng thử đoán xem tranh này tên gì?
- Cháu biết, tên là “lừa đảo”! – Thằng Bíp mau miệng.
- Sao cơ, sao mày lại bảo là lừa đảo? – Ông bố trợn mắt.
- Vì đây này, trong tranh có một cái lá vàng to, lại có ba cái que đen đâm vào, “ba que xỏ lá” tức là lừa đảo chứ còn gì nữa.
- Không phải, nhóc ạ, đây không phải là cái lá, cũng không có ba que, mà là cánh diều với hai tua rua và một dây kéo. Cho nên nó là chữ…  – Nói đến từ cuối, bác Thượng buông bàn tay trái ra, - “Thăng thiên”. Tôi nghiêng đầu, thầm vào tai Cao Hứng “Thực ra thằng con mày nó luận hay hơn, đừng mắng nó!”.



- Còn đây, tặng ông Sĩ, – Võ Thượng đưa tôi bức tranh, trong đó có đến chục cái tua rua đủ màu sắc, uốn lượn xung quanh một hộp sọ trắng nhởn trên nền đen thui, - ông về tự đặt tên cho bức tranh này nhá, hiểu thế nào đặt thế nấy!
- Thế bây giờ ông có đi làm vại bia với chúng tôi không? – Cao Hứng hỏi Võ Thượng.
- Thôi để lúc khác đi, hôm nay tôi phải quanh quẩn cái “tranh sâu (show)” này. Bai, bai!
Chúng tôi lên xe. Cao Hứng nhắm hướng Bách Thảo.
- Này, theo mày bức tranh của tao phải đặt tên là gì? – Tôi hỏi Cao Hứng.
- Chú đặt  “Tai họa IS” là đúng nhất. – Thằng Bíp láu táu đáp thay bố.
- Ừ, cháu nói cũng có lý.Chỉ có điều không biết treo tranh này ở đâu. – Tôi trải lòng.
- Treo trong kho cho chuột nó khỏi vào phá. Lớ xớ mà treo trong phòng khách công an thấy thì “no đòn”. – Cao Hứng đáp. – Giá mà nó tặng tao một bức tranh copy tả thực thời Phục hưng thì tốt biết mấy. Năm ngoái, có dịp đi Paris, thằng bạn đưa đến Louvre xem tranh, mê ly “hai hòn bi”, ngất ngây “con gà Tây”. Đẹp nhất là các bức vẽ mấy vệ nữ, mấy bà bá tước thiếu vải.Buồn cười, có đôi anh chị nọ ngắm tranh vệ nữ khỏa thân hoàn toàn, chỉ có mỗi lá nho che.Cô vợ đi một đoạn dài vẫn thấy thằng chồng đứng trân trân ngắm. Cô nàng kéo tay chồng “Thôi đi, thôi anh, còn bao nhiêu tranh ở phòng bên nữa kìa”, “Ừ, ừ, chờ chút xíu nữa,em, lá nho kia rơi là anh đi ngay thôi”.  Tranh thế mới là tranh chứ! “Tiên sư anh Tào Tháo!”

(Nude in a Black ArmchairPablo Picasso - 45,1 triệu USD)

- Sao bố lại chửi ông Tào Tháo. Hôm nọ, lúc nói chuyện với bạn bè bố khen ông ấy hết lời cơ mà. – Thằng Bíp lên tiếng.
- Thôi im đi ông tướng! Chuyên gia hóng hớt! Học hành thì lười nhác, lớn lên có mà đi bốc đất. – Cao Hứng quát thằng bé.
- Đất là bất động sản đấy bố ạ, con mà “bốc bất động sản” cũng sẽ không kém bố đâu .
- Chú thấy, cháu còn có năng khiếu về tranh trìu tượng, nếu làm nghề vẽ tranh loại này, cháu sẽ còn giỏi gấp trăm lần bác Võ Thượng. Mà thôi, đến quán rồi, xuống xe thôi. – Tôi hòa giải hai bố con.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015





Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Giải thưởng Nobel Đột phá 2015

Nobel Đột phá 2015: 
Cận cảnh những gương mặt ưu tú nhất

13:48 ngày 13/11/201
http://tintuc.vn/kham-pha/nobel-dot-pha-2015-can-canh-nhung-guong-mat-uu-tu-nhat-81579


Hôm 8/11 vừa qua, 5 nhà khoa học, 1 nhà toán học và một nhóm 7 nhà vật lý đã được tôn vinh trao giải thưởng Nobel Đột phá 2015, với tổng giải thưởng 21 triệu USD.

Vào năm 2012, quỹ Giải thưởng Nobel Đột phá được sáng lập bởi Arthur Levinson, Chủ tịch Công ty Genentech.
Các nhà tài trợ gồm có: vợ chồng Sergey Brin là người đồng sáng lập hãng Google, tỷ phú Mark Zuckerberg – người sáng lập ra Facebook, và 2 tỷ phú người Nga.
Họ tự nguyện lập quỹ trao giải hàng năm cho những nhà khoa học, nhà nghiên cứu có công trình nghiên cứu mang tính đột phá, mang lại lợi ích to lớn cho nhân loại.
Mỗi phần thưởng của giải Nobel Đột phá trị giá 3 triệu USD, nhiều gấp 3 lần so với phần thưởng các giải Nobel bình thường là 925.000 USD.
Năm ngoái, giải Nobel Đột phá được trao cho 12 nhà nghiên cứu với tổng trị giá phần thưởng 33 triệu USD.
Khi được hỏi rằng "vì sao tổng giá trị giải thưởng năm nay đã bị giảm 50%, người phát ngôn của quỹ giải Nobel Đột phá cho biết "giá trị mỗi phần thưởng dao động qua từng năm".
Ví dụ năm nay, tám nhà khoa học chia nhau phần thưởng 500.000 USD. Một cậu học sinh 18 tuổi được phần thưởng 400.000 USD không chỉ cho chính mình mà phải chia cho giáo viên và nhà trường.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Cúp giải Nobel Đột phá tôn vinh thành tựu trọn đời.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Nhà khoa học John Hardy (đứng giữa) nhận giải thưởng Nobel Đột phá 2016 từ vợ chồng nhà đồng sáng lập hãng Google Sergey Brin.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Những nhà khoa học được nhận giải thưởng Nobel Đột phá 2016, trên sân khấu khán phòng Mountain View tại bang California, Mỹ vào tối 8-11.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Nhà khoa học Edward Boyden đoạt giải thưởng 3 triệu USD cho công trình nghiên cứu neuron để điều khiển hoạt động điện trường neuron bằng ánh sáng.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Nhà nghiên cứu Karl Deisseroth (đứng bên phải sân khấu) thuộc trường ĐH Stanford và Viện Nghiên cứu Y học Howard Hughes nhận phần thưởng 3 triệu USD.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Nhà nghiên cứu John Hardy của trường ĐH London nhận phần thưởng 3 triệu USD vì những phát hiện về đột biến có ý nghĩa mở ra hướng phòng chống và điều trị mới cho bệnh Alzheimer.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Nhà nghiên cứu Helen Hobbs (đứng giữa) thuộc Trung tâm Y học của trường ĐH Texas Southwestern và Viện Nghiên cứu Y học Howard Hughes đoạt phần thưởng 3 triệu USD. Bà đã phát hiện ra gen khống chế mỡ và cholesterol mở ra hướng phòng tránh mới cho bệnh tim mạch và gan.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Nhà nghiên cứu Svante Pääbo thuộc Viện Nghiên cứu Max Planck đoạt phần thưởng 3 triệu USD vì giải mã và tái thiết được bộ gen người cổ đại Neanderthal là tổ tiên của loài người hiện đại.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
7 nhà vật lý đại diện cho 1.377 nhà nghiên cứu khác, nhận giải thưởng 3 triệu USD vì phát hiện về cấu trúc lỏng lẻo neutrino, mở ra hướng phát triển xa hơn cho dạng vật lý tiêu chuẩn.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Nhà toán học Ian Agol thuộc trường ĐH California và Viên Nghiên cứu Advanced Study nhận giải thưởng 3 triệu USD vì những đóng góp cho nhóm nghiên cứu hình học kích cỡ nhỏ, có liên quan đến toán học.
Cận cảnh các gương mặt ưu tú nhất giải Nobel Đột phá 2015
Ryan Chester, học sinh trung học đầu tiên nhận giải Nobel Đột phá.
Lần đầu tiên giải thưởng Đột phát được trao cho một học sinh trung học. Cậu học sinh Ryan Chester của trường Trung học North Royalton, bang Ohio (Mỹ) được nhận giải thưởng vì video khoa học do cậu tự làm giải thích giả thuyết về thời gian.
Số tiền 400.000 USD giải thưởng được chỉa ra thành học bổng 250.000 USD cho Ryan Chester, 50.000 USD thưởng cho giáo viên của Ryan và 100.000 thưởng cho trường Ryan học.
* Theo Tech Insider

====================================================
https://breakthroughprize.org/


Ian Agol

From Wikipedia, the free encyclopedia

Ian Agol
Ian Agol, Aarhus 2012.jpg
Ian Agol in Aarhus, August 2012
BornMay 13, 1970 (age 45)
Hollywood, California
NationalityAmerican
FieldsMathematics
InstitutionsUniversity of California, Berkeley
Alma materCalifornia Institute of Technology
University of California, San Diego
Doctoral advisorMichael Freedman
Doctoral students Christopher K Atkinson
Known forVirtually Haken conjecture
Freedman–He–Wang conjecture
Wise's conjecture
Notable awardsVeblen Prize in Geometry (2013)
Senior Berwick Prize (2012)
Clay Research Award (2009)
Breakthrough Prize in Mathematics (2016)[1]
Ian Agol (born May 13, 1970) is an American mathematician who deals primarily with the topology of three-dimensional manifolds.[2]
Agol obtained his Ph.D. in 1998 from the University of California, San Diego with Michael Freedman (Topology of Hyperbolic 3-Manifolds).[3] He is a professor at the University of California, Berkeley[4] and a former professor at the University of Illinois at Chicago.[5]
Ian Agol, Danny Calegari and David Gabai received the 2009 Clay Research Award for the proof of the Marden tameness conjecture, a conjecture of Albert Marden.[6] It states that a hyperbolic 3-manifold with finitely generated fundamental group is homeomorphic to the interior of a compact 3-manifold. The conjecture was proven in 2004 by Agol, and independently by Calegari with Gabai, and implies the Ahlfors measure conjecture.[6]
In 2005 he was a Guggenheim Fellow.[7] In 2012 he became a fellow of the American Mathematical Society.[8]
In 2012 he announced a proof of the virtually Haken conjecture. It states that every aspherical 3-manifold is finitely covered by a Haken manifold.
In 2013, Agol was awarded the Oswald Veblen Prize in Geometry, along with Daniel Wise.[9]
In 2015, he was awarded the 2016 Breakthrough Prize in Mathematics - "for spectacular contributions to low dimensional topologyand geometric group theory, including work on the solutions of the tamenessvirtually Haken and virtual fibering conjectures."[10]
His twin brother, Eric Agol,[11][12] is an astronomy professor at the University of Washington in Seattle.[13]




----------------------------------------------------------------

Breakthrough Prize in Mathematics

From Wikipedia, the free encyclopedia
The Breakthrough Prize in Mathematics is an award announced in 2013, and funded by Yuri Milner and Mark Zuckerberg.[1]

Recipients

2015

The first awards of the Prize, worth $3 million to each recipient, were made in 2014 (for the year 2015) to:[2]

2016

The 2016 prize was announced in November 2015, and it was made to:

See also

Notes

  1. Jump up^ $3 Million Prizes Will Go to Mathematicians, Too
  2. Jump up^ New York Times, 23 June 2014, The Multimillion-Dollar Minds of 5 Mathematical Masters
  3. Jump up^ Mathematics Breakthrough Prize > Laureates > Simon Donaldson
  4. Jump up^ Mathematics Breakthrough Prize > Laureates > Maxim Kontsevich
  5. Jump up^ Mathematics Breakthrough Prize > Laureates > Jacob Lurie
  6. Jump up^ Mathematics Breakthrough Prize > Laureates > Terence Tao
  7. Jump up^ Mathematics Breakthrough Prize > Laureates > Richard Taylor
  8. Jump up^ New York Times, 8 November 2015, Breakthrough Prizes Give Top Scientists the Rock Star Treatment
  9. Jump up^ Mathematics Breakthrough Prize > Laureates > Ian Agol

---------------------------------------------------------------------------

Breakthrough Prize

From Wikipedia, the free encyclopedia


The Breakthrough Prize
Awarded forOutstanding contributions inLife SciencesFundamental Physics, and Mathematics
Presented byThe Breakthrough Prize Board
First awarded2012
Official websitebreakthroughprize.org
The Breakthrough Prize is a set of international awards bestowed in three categories by Breakthrough Prize Board in recognition of scientific advance.[1]
These prizes were founded by Sergey Brin and Anne WojcickiMark Zuckerberg and Priscilla Chan, Yuri Milner and Julia Milner, andJack Ma and Cathy Zhang. Committees of previous laureates choose the winners from candidates nominated in a process that’s online and open to the public.[2]
Laureates receive $3 million each in prize money. They attend a televised award ceremony designed to celebrate their achievements and inspire the next generation of scientists. As part of the ceremony schedule, they also engage in a program of lectures and discussions. Those that go on to make fresh discoveries remain eligible for future Breakthrough Prizes.[2]

Trophy

The Breakthrough Prize trophy was created by artist Olafur Eliasson. Like much of Eliasson's work, the sculpture explores the common ground between art and science. It is molded into the shape of a toroid, recalling natural forms found from black holes and galaxies to seashells and coils of DNA.[3]