Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

LƯU ĐỒN Ở ĐÂU?


            Ai đã từng học Văn ở trường phổ thông miền Bắc những năm 60-70 đều biết bài ca dao có câu đầu “Ba năm trấn thủ lưu đồn…” nói về nỗi lòng của người lính đồn trú xưa. Mọi người cũng chỉ cảm nhận ở đó như một tác phẩm văn chương truyền miệng có giá trị nhân văn chứ không ai quan tâm đến các vấn đề như là: nó ra đời khoảng thời gian nào, nó có tác giả không và Lưu đồn nói đến trong bài nằm ở địa phương nào?... Và hình như vào những năm 60-70 đó cũng chưa có câu trả lời.
Tháng 11-2010, trong một lần đi làm việc thiện ở xã Thụy Hồng, Thái Thụy, Thái Bình, vào thăm ngôi đình làng tôi nhìn thấy một tấm bia đá đặt trên lưng rùa, thấy hay hay vì tôi thường sưu tầm các văn thư tịch cổ bèn chụp ảnh và xem kỹ. Thật tình cờ trên bia đá khắc chữ nho và bản dịch bằng chữ quốc ngữ bài ca dao “Trấn thủ lưu đồn” khi xưa đã học mà có lẽ nếu không đọc lại trên bia chắc tôi cũng quên rồi. Sau đó tôi có hỏi các bậc túc nho trong làng thì được biết: Thứ nhất tác giả của nó là Tướng Nguyễn Phúc Hiền (không rõ năm sinh, năm mất) – đã trấn thủ ở đây 1257-1287 (30 năm, nghĩa là từ cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất đến lần thứ ba đời nhà Trần), thứ hai vùng này thời đó là rừng tre nứa và là một trong các lưu đồn của quân đội nhà Trần. Còn nguyên do vì sao một bài thơ có tác giả bỗng biến thành ca dao truyền miệng để biến thể từ 30 năm thành 3 năm thì không ai rõ.
Bản dịch chữ quốc ngữ gốc xin được chép ra dưới đây để bạn đọc tham khảo. Bạn có thể phóng to ảnh lên để xem rõ bản dịch trên bia.

(Ảnh văn bia - Lương Phúc 11/2010)

Một chút tìm hiểu, mong rằng góp vui và có ích cho những ai yêu văn học cổ nước nhà. Rất mong được những ý kiến trao đổi, mạn đàm bổ ích về những vấn đề tương tự.

TRẤN THỦ LƯU ĐỒN

Ba mươi năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan,
Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai?
Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng?
Nước giếng trong con cá vẫy vùng...


                                 Lương Phúc, 0985.693768, 5-2012.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

LƯƠNG PHÚC ĐĂNG ẢNH

(BBT - 03/6/2012) Anh Lương Văn Phúc gửi email đề nghị sửa các lỗi trong "Bài ca Lớp 10G" của tác giả Hướng Dương và đăng vài ảnh kỷ niệm anh Phúc chụp.
Xin giới thiệu các ảnh từ máy ảnh anh Lương Phúc (bấm vào giữa ảnh để xem ảnh gốc có độ phân giải cao và kích thước lớn).


Hai ảnh gặp gỡ ở nhà Danh Tiến nhân dịp Quang Chương ra Hà Nội. Cô Ngọc vợ Tiến chiêu đãi mọi người món bánh mỳ nóng hổi do nhà làm, Hiệu trưởng Phú và PGS. Ân công nhận tuyệt ngon, Phúc và Thuận thì gật gù tranh thủ ăn. Mọi người có nhận thấy ổ bánh mỳ to đùng ở trước ảnh không? 



Ảnh tụ họp ở nhà hàng 19C Ngọc Hà, nhân dịp mừng Dương Duy Lưu hạ cánh về VN và Đỗ Thắng từ Đông Anh bay qua sông sang họp nhóm "nhà Ông Nghị" có Phúc, Lân, Điều, Tường, Thuận chứng kiến.


Ảnh họp mặt ở nhà lớp trưởng Ngọc (Kháng) để chuẩn bị về xứ hồng xiêm dự Hội trường Phổ thông cấp 3 Xuân Đỉnh 50 năm (1960-2010).


Đây là email của anh Lương Phúc:

Email và ảnh Lương Phúc gửi Blog XĐ10G
from:
 Luong van Phuc phuclv2010@gmail.com
to:
 vinhthuan51@gmail.com
date:
 Sun, Jun 3, 2012 at 9:40 AM
subject:
 v/v blog 10G

Phúc đã xem blog10G, các v/đ khác nói sau, riêng Bài ca 10G có một số lỗi, T sửa giúp ngay, nếu không thì hướng dẫn cách sửa, Phúc sẽ làm:

câu đầu "thuả 10G" sửa là "thuở 10G",
đoạn về Triểu: từ đúng là "gái hàng Mành",
về BM Tân: "Chàng Bùi.." chứ không phải "Anh Bùi...",
về Tuấn Hùng: "Sái nghiện" thay cho "Sái nghẹn",
về Vũ Phúc: "xưng ma" chứ k0 phải "xưng vua",
thứ tự mọi người so bản gốc có thay đổi nhưng kh0 quan trọng, nhưng lưu ý rằng tất cả các từ trong Tên Người và Tên Địa Danh đều phải viết HOA mới đúng chính tả.

P sẽ viết bài, tiện đây gửi vài ảnh để T gắn vào blog. Sẽ tìm ảnh gửi tiếp sau.

Thân. LgPhuc. 3-6-2012.